Xuất huyết dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm, do đó, cần có cách xử lý, điều trị phù hợp để áp dụng ngay khi phát hiện bệnh, nhằm ngăn chặn những biến chứng có thể gặp phải. Đặt biệt, một số trường hợp khẩn cấp, nếu không có cách chữa trị phù hợp có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.

Bệnh xuất huyết dạ dày
1. Định nghĩa
Xuất huyết dạ dày (xuất huyết bao tử) là tình trạng tổn thương dạ dày mắc phải khi niêm mạc bị loét. Máu sẽ thoát ra khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa đi vào trong lòng ống tiêu hóa. Chảy máu dạ dày thường gây ra nôn, đi ngoài có lẫn máu tươi, cần có cách điều trị kịp thời để cầm máu, kháng viêm và làm lành vết thương.
2. Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày. Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này như:
- Do tác dụng phụ của thuốc
- Rượu bia và thức uống có cồn
- Stress – căng thẳng quá mức
- Bị ngộ độc hóa chất
3. Triệu chứng xuất huyết dạ dày
Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh sẽ có các triệu chứng chính sau đây:
- Bệnh nhẹ sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chưa rõ ràng
- Xuất huyết nặng khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi, chân tay lanh, có thể sốt nhẹ.
- Nôn ra máu
- Đi ngoài ra máu

Lưu ý:
- Cần phân biệt giữa chảy máu do xuất huyết dạ dày với một số tình trạng như: ho ra máu, chảy máu răng miệng, họng,…
- Nếu bệnh nhân đi ngoài ra phân đen cần hỏi những thức ăn gần nhất mà bệnh nhân đã dùng. Tránh nhầm lẫn đi ngoài ra phân đen với các tình trạng phân đen do dùng viên sắt, bismuth, thức ăn nhiều chất sắt, các thực phẩm có màu đen,…
Chi tiết: Cách nhận biết triệu chứng xuất huyết dạ dày
Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày
Đối với bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng:
- Cấp tốc đưa bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Người bệnh cần đặt nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi. Trường hợp xuất huyết dạ dày nặng phải đặt đầu bệnh nhân nằm thấp.
- Sử dụng những thuốc cầm máu có sẵn.
- Không để bệnh nhân đói bụng, nên cho bệnh nhân ăn các thức ăn nhẹ nhàng để giảm bớt ảnh hưởng của axit lên niêm mạc dạ dày của bệnh nhân. Những thức ăn dễ tiêu hóa như thịt băm, khoai tây nghiền, sữa, nước,…
- Có thể chườm đá ở thượng vị để giảm đau cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày.
Sau khi đến bệnh viện, các bác sĩ có thể tiến hành rửa dạ dày cho bệnh nhân bằng nước lạnh để giảm sự co bóp dạ dày cũng như giảm tiết dịch. Biện pháp này giúp cầm máu cho bệnh nhân, tránh những biến chứng nguy hiểm do mất máu quá nhiều.
Người bị xuất huyết dạ dày cũng cần được đo huyết áp, đếm mạch thường xuyên để biết tình trạng chảy máu đã ngưng hay vẫn còn tiếp tục. Trường hợp huyết áp thấp hoặc tụt huyết áp chứng tỏ tình trạng xuất huyết dạ dày vẫn còn tiếp diễn. Nếu mất máu quá nhiều bác sĩ có thể chỉ định truyền máu.

Cách điều trị bệnh xuất huyết dạ dày
Khi phát hiện bị xuất huyết dạ dày, sau khi sơ cứu, xử lý như trên, người bệnh cần được nhanh chóng đưa tới bệnh viện, tại đây, tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp cho từng bệnh nhân. (Lưu ý, không tự ý chữa trị tại nhà và dùng thuốc lung tung, điều này có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh).
1. Thuốc chữa xuất huyết dạ dày của Tây Y
Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh bị mất máu trong, tùy tình trạng và mức độ khác nhau, qua thăm khám, chẩn đoán bác sĩ sẽ kê cho những loại thuốc uống phù hợp, nhằm cầm máu, chống viêm nhiễm và làm lành vết thương.
- Bệnh nhân xuất huyết dạ dày có thể được chỉ định dùng Posthypophyse từ 20-40 đơn vị hòa với 250-300ml huyết thanh ngọt đẳng trương 5%. Nhỏ giọt tĩnh mạch với tốc độ 40-50 giọt/phút. Dùng từ 2-5 ngày. Không dùng cho bệnh nhân đau thắt ngực hoặc giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.
- Vitamin K liều 6-8-12 ống. Ống loại 5mg. Dùng trong 24 giờ đối với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa lần lượt các mức độ nhẹ, vừa và nặng. Vitamin K là loại thuốc chữa xuất huyết dạ dày có tác dung giúp tạo prothrombin cầm máu tại vị trí xuất huyết.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị xuất huyết dạ dày khác như hemocaprol,… để cầm máu thay thế tùy trường hợp và điều kiện tại chỗ.
2. Cách chữa bệnh xuất huyết dạ dày theo dân gian
Bệnh xuất huyết dạ dày đã có từ rất lâu, khi chưa có y học hiện đại hỗ trợ điều trị, dân gian cũng đã có rất nhiều bài thuốc hay nhằm đối phó với căn bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là bài thuốc chữa xuất huyết dạ dày khá đơn giản, gồm các nguyên liệu:
- Nghệ vàng. (chọn loại vừa, không quá to)
- Chuối hột. (nên chọn quả xanh và còn non)
- Bột sắn dây.
- Mật ong. (1 muỗng)
Thực hiện cách chữa xuất huyết dạ dày này như sau:
- Mỗi nguyên liệu dùng từ 15g trở lên một lần sử dụng. Lưu ý là tỉ lệ các thành phần phải bằng nhau. Những thành phần trên thái mỏng và phơi cho giòn. Nghiền hỗn hợp các nguyên liệu trên thành bột mịn và trộn đều.
- Mật ong cho vào ly sạch. Cho 15g bột đã trộn đều vào và rót khoảng 120ml nước sôi. Khuấy cho hỗn hợp trên tan đều và để nguội. Nên dùng 3 lần 1 ngày sau các bữa ăn chính để giảm tình trạng xuất huyết dạ dày.
Đây là một cách chữa xuất huyết dạ dày hiệu quả, được dùng trong dân gian từ xa xưa nhằm đối phó với căn bệnh nguy hiểm này.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG, SINH HOẠT CHO NGƯỜI BỆNH XUẤT HUYẾT DẠ DÀY
Bên cạnh việc áp dụng cách điều trị xuất huyết dạ dày ở trên, bệnh nhân cần quan tâm đến chế độ ăn uống sinh hoạt để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.
- Những thức ăn phục hồi niêm mạc dạ dày cần được chú ý như: các loại tinh bột, bột sắn, bánh mì, khoai mì,…
- Các thực phẩm giúp trung hòa axit dạ dày như trứng, sữa,…
- Hạn chế thực phẩm có nhiều xơ để tránh tổn thương dạ dày. Nên chọn các loại rau củ non và mềm.
- Chế biến thực phẩm bằng các phương pháp hấp, luộc, hầm, nấu nhừ, nghiền hoặc xay nhuyễn.
- Uống đủ nước (từ 2-2.5 lít/ngày)
Người bị xuất huyết dạ dày cũng nên tránh:
- Thức ăn khó tiêu như: lạp xưởng, dăm bông, xúc xích.
- Rau quả có nhiều xơ sợi.
- Những thực phẩm chua, thực phẩm lên men chua,…
- Các gia vị cay nồng.
- Rượu, bia, chè và cà phê đặc.
- Tránh các thực phẩm chiên, rán, quay.
Một vài lưu ý khác:
- Không dùng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
- Chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ để tránh áp lực nặng lên dạ dày.
- Không để bụng quá no hoặc quá đói. Nên ăn uống điều độ. Ăn đúng giờ.
Các vấn đề liên quan đến xuất huyết dạ dày thường rất nguy hiểm, dễ gây tử vong khi mất máu quá nhiều và không cầm máu được. Những cách xử lý và điều trị bệnh xuất huyết dạ dày ở trên sẽ giúp bạn chủ động hơn khi gặp phải căn bệnh này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!