Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?

Thứ Hai, 16-04-2018

Nhiều người đang lo lắng không biết ăn hải sản bị đau bụng nên làm gì để chấm dứt tình trạng khó chịu này. Hãy đọc những thông tin dưới đây thì bạn sẽ có câu trả lời cho riêng mình. 

6 điều cần làm ngay khi ăn hải sản bị đau bụng

1. Nôn hết thức ăn ra ngoài

Đau bụng do ăn hải sản hãy nôn hết thức ăn

Khi bị đau bụng thì hệ miễn dịch sẽ gây kích thích cảm giác buồn nôn để tống khứ các chất gây hại ra khỏi cơ thể. Vì thế, bạn hãy cố gắng nôn hết những thức ăn đã ăn trước đó thì bụng sẽ dần ổn định. Sau khi nôn thì một số người có thể còn cảm giác nôn khan, không ăn gì cũng nôn.

2. Đi vệ sinh

Điều này sẽ giúp ích cho bạn đáng kể trong việc giảm cơn đau bụng vì ăn hải sản. Khi thấy cơ thể muốn đi ngoài thì bạn hãy đi ngay để những chất cặn bã được đẩy hết ra ngoài. Cảm giác đau bụng sẽ dịu dần, nếu có bị đầy hơi hay chướng bụng thì cũng sẽ biến mất.

3. Massage bụng

Massage là một phương pháp hữu hiệu để làm giảm đau đớn, khó chịu ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể trong đó có vùng bụng. Khi ăn tôm bị đau bụng bạn hãy lấy một ít tinh dầu dùng trong xoa bóp nhỏ một ít ra tay và thoa đều lên bụng, massage nhẹ nhàng vùng bụng giúp tăng tuần hoàn máu, đẩy lùi khí độc lưu trú trong bụng, hỗ trợ giảm đau.

4. Uống nước gừng tươi

Uống nước gừng chữa đau bụng do ăn hải sản

Gừng giúp giải quyết nhanh chóng các triệu chứng rối loạn đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, chướng hơi, … Nếu trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì bố mẹ không được dùng gừng mà phải thay thế bằng nguyên liệu khác. Lấy một nhánh gừng càng già càng tốt, đem rửa sạch đất và ép lấy nước cốt. Dùng nước cốt pha với nước ấm 60 độ và uống ngay. Hoặc bạn cũng có thể pha trà gừng cũng cho tác dụng tương tự.

5. Sử dụng chanh tươi

Nước chanh tươi giàu axit xitric và vitamin C; cả hai đều có công dụng kháng khuẩn, tăng cường phản ứng miễn dịch cho cơ thể. Để có hiệu quả tốt thì bạn chỉ cần uống một lượng nước chanh không đường vừa đủ, nếu uống nhiều quá thì dễ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.

6. Đi đến bệnh viện cấp cứu

Những cách trên đây chỉ có hiệu quả khi trường hợp ăn hải sản bị đau bụng nhẹ. Trường hợp đau bụng dữ dội kèm theo nhiều triệu chứng khác thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ những hướng dẫn mà bác sĩ yêu cầu để bệnh nhanh chóng hồi phục.

Cần làm gì để không bị đau bụng khi ăn hải sản

Nếu bạn là người thích ăn hải sản thì hãy nắm rõ những bí quyết dưới đây để không bị đau bụng. Đồng thời chia sẻ với mọi người để biết cách phòng tránh. Cụ thể:

1. Thận trọng với các loại hải sản lạ

Không ăn hải sản không rõ nguồn gốc

Những loại hải sản bạn chưa từng nghe hoặc chưa ăn bao giờ thì hãy cẩn thận vì chúng có thể chứa độc tố. Bạn phải chắc chắn rằng món hải sản này đã có nhiều người ăn phổ biến.

2. Không ăn các món ăn đã chế biến quá lâu

Những món ăn từ hải sản khi đã được chế biến mà không sử dụng liền sẽ nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Thậm chí một số vi khuẩn còn biến thành chất độc (như chất Histidin trong cá ngừ, cá thu thành chất độc Histamine) khi ăn vào sẽ gây đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở.

3. Tránh xa các hải sản có chứa chất độc

Mọi người tuyệt đối không được ăn các loại hải sản có chứa độc tố như cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sam biển, sao biển,… Khi đi du lịch thì thấy những loại hải sản lạ thì nên hỏi người dân địa phương để có thêm thông tin, tránh ăn phải hải sản có chất độc sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.

4. Không ăn hải sản chưa nấu chín

Nhiều người có sở thích ăn các món gỏi hải sản sống, các món nướng chưa chín kĩ nhưng không biết rằng nguy cơ bị đau bụng từ những món ăn này là rất cao. Trong những món ăn này thường chứa các vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus gây bệnh. Vì vậy, tốt nhất là khi hải sản thì bạn nên thực hiện phương châm “ăn chín, nấu sôi” để tránh những sự việc đáng tiếc.

5. Ăn đồ tươi sống

Chọn hải sản tươi sống để ăn tránh bị đau bụng

Những hải sản đã chết hoặc không còn tươi có tốc độ ô nhiễm cao hơn so với các loại hải sản tươi sống. Vì thế, khi ăn những thực phẩm này càng dễ bị ngộ độc. Cho nên, bạn hãy chọn những loại hải sản để ăn vừa tốt cho sức khỏe và ăn ngon miệng hơn.

6. Đề phòng cho trẻ em ăn hải sản

Nguy cơ trẻ bị đau bụng hay ngộ độc hải sản thường cao gấp nhiều lần người trưởng thành. Vì hệ miễn dịch của bé lúc này còn rất yếu, chưa phát triển hoàn chỉnh. Chính vì thế, bố mẹ nên cẩn trọng khi cho bé ăn bất cứ loại hải sản nào. Đặc biệt, không cho ăn thử những loại hải sản lạ.

7. Không ăn hải sản với uống bia chung một lượt

Thói quen này đang tồn tại ở rất nhiều người, nếu bạn cũng nằm trong số đó thì hãy điều chỉnh ngay. Vì theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ăn hải sản và uống bia cùng lúc sẽ làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao nhanh chóng kéo theo nguy cơ mắc bệnh gút. Bệnh gút là một bệnh viêm khớp có thể hủy hoại sụn khớp, gây tàn phế cho người bệnh nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây khó thở?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng nhiều người ở nhiều lứa tuổi...

Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi...