Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Thứ Tư, 06-06-2018

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là nguyên nhân gây bệnh. Điều này hoàn toàn đúng, hiện nay số lượng bệnh nhân bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra chiếm hơn 50% so với các nguyên nhân khác. Không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng là đối tượng bị Hp tấn công gây viêm dạ dày. Vậy thì nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau, hãy cùng tìm hiểu để có biện pháp chăm sóc thích hợp nhất nào.

Để hỗ trợ các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Lê Mai Anh – Bác sĩ CK II, chuyên về các bệnh tiêu hóa.

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết thông tin cơ bản về bệnh nhiễm khuẩn Hp?

Bác sĩ (trả lời): Vi khuẩn Hp là tên gọi tắt của vi khuẩn Helicobacter Pylori. Nó là một loại vi trùng có hình xoắn ốc hay còn gọi là xoắn khuẩn, sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, tá tràng. Nó là nguyên nhân gây ra các bệnh lí như viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày…

Cụ thể là chúng xâm nhập và làm tổn thương đến các tế bào trong dạ dày và thậm chí cả phần tá tràng (đầu của ruột non trong cơ thể người). Đa số bệnh nhân khi bị nhiễm khuẩn Hp thường không biết hoặc biết rất muộn là mình đang bị nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu là loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta không gây ra những triệu chứng đặc trưng nào mà ngược lại rất âm thầm. Chỉ khi đến bệnh viện thực hiện nội soi thì ta mới phát hiện được tình trạng bệnh.

Vi khuẩn Hp có thể tấn công và gây bệnh cho tất cả các đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính (hiện nay con số này đã chiếm trên 50%).

Hỏi: Vậy thì việc trẻ em và người lớn bị nhiễm khuẩn Hp do nguyên nhân nào?

Bác sĩ (trả lời): Trẻ em bị nhiễm khuẩn Hp có nguyên nhân không khác nhiều so với người lớn, tuy nhiên những trẻ em bị dị ứng, đặc biệt là cơ địa bị dị ứng thì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn Hp và nhiễm nặng hơn so với những trẻ khác không có cơ địa dị ứng.

Người lớn có thể bị nhiễm khuẩn Hp theo các nguyên nhân tương tự như các bác sĩ đã công bố trên đây:

– Tiếp xúc với nguồn bệnh.

– Môi trường sinh hoạt không đảm bảo.

– Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.

Hỏi: Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn là gì thưa bác sĩ?

Bác sĩ (trả lời): Ở trẻ em chúng ta nhận biết bệnh qua các dấu hiệu:

– Biểu hiện liên quan đến đường tiêu hóa là chủ yếu.

– Trẻ đầy bụng, chán ăn.

– Trẻ kêu đau bụng và có thể biểu hiện bằng việc khóc.

– Buồn nôn và có thể nôn ra ngoài

Tuy nhiên các biểu hiện này thường không dễ dàng để người lớn nhận ra do kênh giao tiếp với trẻ bị hạn chế, thường trẻ sẽ khóc và hoảng loạn bởi cơn đau. Do đó cha mẹ cần trấn tĩnh và quan sát thật chi tiết những biểu hiện, triệu chứng bất thường của trẻ.

Còn ở người lớn, việc bị nhiễm khuẩn Hp có thể được phát hiện thông qua các biểu hiện:

– Bị chướng bụng, ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn.

– Ăn không tiêu, chán ăn, cơ thể mệt mỏi và suy nhược.

– Phân lúc rắn, lúc nát, kèm theo nước khi đi ngoài hoặc có thể lẫn máu.

Các bác sĩ khi trao đổi thông tin với người lớn thường rất dễ dàng tìm ra biểu hiện và kết luận tình trạng bệnh do Hp gây ra.

Hỏi: Bệnh nhiễm khuẩn Hp có gây ra biến chứng hay không?

Bác sĩ (trả lời): Bị nhiễm khuẩn Hp trẻ em có nguy cơ gặp những bệnh lý sau:

– Chảy máu dạ dày do niêm mạc dạ dày của trẻ nhỏ mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn so với người lớn. Người lớn có thể bị viêm dạ dày nhưng trẻ nhỏ thì nguy cơ chảy máu dạ dày là cao hơn.

– Viêm loét dạ dày.

Đối với người lớn, khi bị nhiễm khuẩn Hp thì có thể gây ra những bệnh lý và biến chứng nhiều hơn:

– Bị viêm dạ dày và viêm dạ dày mãn tính.

– Bị loét dạ dày tá tràng.

– Ung thư dạ dày.

Hỏi: Thưa bác sĩ, việc chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhiễm khuẩn Hp giữa trẻ em và người lớn như thế nào?

Bác sĩ (trả lời): Việc nội soi cho trẻ em để xác nhận tình trạng nhiễm bệnh không đơn giản. Đại đa số các trường hợp nội soi đều phải dùng đến phương pháp an thần, gây mê nông. Có thể áp dụng nội soi cho trẻ từ 1 đến 15 tuổi. Các bác sĩ ưu tiên nội soi cho trẻ em bằng máy nội soi thông qua đường mũi theo công nghệ của Nhật Bản do nó có đường kính nhỏ, đi từ mũi đến dạ dày, giảm tối đa sự khó chịu cho trẻ em.

Thông thường việc chẩn đoán xem có bị nhiễm khuẩn Hp hay không ở người lớn rất đơn giản.Các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi qua đường họng và kết quả sẽ có sau 30 phút. Việc nội soi có thể gây mê hoặc không gây mê dựa trên yêu cầu của bệnh nhân hoặc tình trạng thể chất cơ thể qua quan sát của bác sĩ.

Hỏi: Cách điều trị nhiễm khuẩn Hp cho trẻ em và người lớn có khác biệt nhiều hay không thưa bác sĩ?

Bác sĩ (trả lời): Việc điều trị nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em đòi hòi phức tạp hơn do các bé sợ uống thuốc và nhất là những thuốc kháng sinh đắng.  Trong đó phải lưu ý:

– Kê đơn bảo vệ niêm mạc cho trẻ, bảo vệ và giảm tối đa các yếu tố tấn công vào dạ dày của bé.

– Giảm tiết axitclohidric và pesin.

– Tiêu diệt khuẩn Hp.

– Trẻ sẽ được kê thuốc điều trị dạng bột, dạng gel dễ hòa tan và dễ uống đồng thời dễ hấp thu.

– Tái khám đúng lịch và dùng thuốc đều đặn, điều này cha mẹ trẻ phải can thiệp và duy trì giúp bé.

Còn việc điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn Hp ở người lớn thì không có gì khác biệt so với các bệnh lý khác.

Sau khi chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ cho thuốc và những điều lưu ý. Bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị và tái khám đúng lịch thì bệnh sẽ hết.

Điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh do vi khuẩn Hp xâm lấn là kiêng cữ và tránh bệnh tái phát do thói quen sinh hoạt và ăn uống.

Hỏi: Chăm sóc trẻ em bị nhiễm khuẩn Hp thế nào là tốt nhất thưa bác sĩ?

Bác sĩ (trả lời):  Chăm sóc bệnh nhi bị nhiễm khuẩn Hp quan trọng nhất chính là thái độ của người chăm sóc. Theo đó chúng ta cần thực hiện một số lưu ý sau đây để chăm sóc tốt nhất cho trẻ:

– Cần duy trì việc dùng thuốc, có phương án đối phó khi trẻ không hợp tác như khuyên nhủ, khen ngợi, động viên và cần kiên nhẫn.

– Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm hơn bình thường, nếu trẻ quá nhỏ thì phải xay nhỏ ra.

– Đảm bảo lượng vitamin và carotene vì chúng có tác dụng hỗ trợ giảm tỉ lệ lây nhiễm khuẩn Hp.

– Ăn ít muối, uống đủ nước và nghỉ ngơi đủ.

– Cần cho trẻ ăn uống riêng chén đũa.

– Các dụng cụ sinh hoạt cá nhân như bàn chải, khăn… cần được tiệt trùng và làm sạch kĩ càng, cho trẻ dùng riêng với người lớn.

Xin cảm ơn những thông tin ngắn gọn và hữu ích từ bác sĩ.

Tóm lại, thông qua việc so sánh khi bị nhiễm khuẩn Hp ở trẻ nhỏ và người lớn, hi vọng các bạn sẽ nâng cao thêm ý thức và hiểu biết để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi điều này một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Phản hồi của khách hàng sau khi dùng bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Sơ can Bình vị tán là bài thuốc đặc trị bệnh dạ dày do Trung...

Sơ can Bình vị tán – Hiệu quả được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng và thực tiễn

Người bệnh ngày càng có những tiêu chuẩn khắt khe khi lựa chọn bất kỳ...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...

Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?

Nhiều người đang lo lắng không biết ăn hải sản bị đau bụng nên làm...