Tìm hiểu về thuốc ức chế bơm Proton (PPI) trong điều trị bệnh dạ dày

Thứ Sáu, 05-01-2018

Hiện nay thuốc ức chế bơm Proton ( thuốc PPI) được sử dụng rất rộng rãi trong điều trị các bệnh lý ở dạ dày như ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng hay trào ngược thực quản dạ dày… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loại thuốc tân dược này để việc sử dụng thuốc được an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Thông tin cần biết về thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

1. Thuốc PPI là gì?

Thuốc ức chế bơm Proton hay thuốc PPI là tên gọi chung của các loại thuốc có tác dụng làm giảm việc sản xuất axit trong dạ dày bằng cách ngăn chặn enzyme trong thành dạ dày sản sinh axit.

Thuốc ức chế bơm Proton ( thuốc PPI ) là gì?

Chúng ta biết rằng việc dư thừa axit dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ra hầu hết các vết loét trong thực quản , dạ dày và tá tràng. Như vậy việc ứng dụng thuốc PPI trong điều trị dạ dày sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các vết loét cho phép tổn thương nhanh được chữa lành.

2. Thuốc ức chế bơm Proton được chỉ định cho các trường hợp nào?

Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng để dự phòng và điều trị các chứng bệnh liên quan đến axit như:

  • Bệnh đau dạ dày
  • Ung thư dạ dày tá tràng, ung thư thực quản
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD )
  • Hội chứng Zollinger-Ellison

Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh để diệt trừ Helicobacter pylori – một loại vi khuẩn cùng với axit gây ra các vết loét trong dạ dày và tá tràng.

3. Tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm Proton

Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc ức chế bơm proton là:

  • Đau đầu
  • Rối loạn tiêu hóa: Biểu hiện bằng tình trạng đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Sốt
  • Nổi phát ban gây ngứa ngáy ngoài da
  • Suy giảm chức năng gan thận, viêm tụy

Bên cạnh đó, thuốc PPI có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Clostridium difficile ở ruột già. Liều cao và sử dụng lâu dài trên 1 năm có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống. Thuốc PPI cũng làm giảm khả năng hấp thu Vitamin B12 của cơ thể gây ra nhiều vấn đề như rối loạn thị giác, thay đổi vị giác, trí nhớ giảm sút, tê cứng tay chân…

Đặc biệt, phân tích bệnh nhân dùng PPI trong điều trị bệnh dạ dày một thời gian dài cho thấy có nguy cơ bị đau tim tăng lên đáng kể do ảnh hưởng của việc dùng thuốc.

Do đó, thuốc ức chế bơm Proton thường chỉ được chỉ định ở liều lượng thấp để điều trị bệnh trong ngắn hạn. Các bác sĩ chuyên khoa cũng tỏ ra khá thận trọng khi chỉ định loại thuốc này trong đơn thuốc của bệnh nhân.

4. Sự tương tác giữa thuốc ức chế bơm Proton với các loại thuốc khác

Sự có mặt của axit trong dạ dày giúp làm tăng khả năng hấp thu một số loại thuốc nên việc sử dụng thuốc PPI trong điều trị bệnh dạ dày có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ của các thuốc này. Cụ thể, PPI làm giảm sự hấp thu và nồng độ trong máu của Ketoconazole ( Nizoral ) và làm tăng sự hấp thu cũng như tăng nồng độ digoxin ( Lanoxin ). Điều này có thể làm giảm hiệu quả của Ketoconazole và tăng độc tính digoxin.

Thuốc ức chế bơm proton có thể làm giảm sự phân hủy của một số thuốc ở gan và làm tăng nồng độ của chúng trong máu. Chẳng hạn như thuốc ức chế bơm Proton Omeprazole có thể làm tăng nồng độ trong máu của Diazepam ( Valium ), Warfarin ( Coumadin ) và Phenytoin ( Dilantin ) hay làm giảm hiệu quả của Clopidogrel ( Plavix).

Như vậy những loại thuốc trên nên tránh được phối hợp cùng nhau để không gây những ảnh hưởng xấu cho bệnh tình cũng như sức khỏe của người sử dụng.

5. Các loại thuốc ức chế bơm Proton (PPI) trong điều trị bệnh dạ dày

  • Omeprazole (Prilosec, Prilosec OTC):

Omeprazol là thuốc ức chế bơm Proton thường được chỉ định

Omeprazol là thuốc ức chế bơm Proton thường được chỉ định

Thuốc có tác dụng ức chế sản xuất axit cực mạnh và giúp làm giảm được tới 80% lượng axit tiết ra. Việc sử dụng loại thuốc này với liều lượng 20mg mỗi ngày có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và làm liền 70- 80% các vết loét trong dạ dày chỉ sau 2 tuần sử dụng.

  • Lansoprazole ( Prevacid , Prevacid IV, Prevacid 24 giờ): 

Đây là loại thuốc ức chế bơm Proton thế hệ 2 được sản xuất với hàm lượng 30mg. Nghiên cứu cho thấy sau 8 tuần sử dụng loại thuốc này tổn thương trong dạ dày có thể liền sẹo được hơn 80% và khoảng 21-43% số vi khuẩn Hp được loại bỏ.

  • Pantoprazole ( Protonix )

Có hàm lượng 40mg, Pantoprazole được đánh giá khá cao nhờ có tác dụng nhanh và ít gây tác dụng phụ. Thực tế cho thấy sau 4 tuần sử dụng các vết loét trong dạ dày của bệnh nhân có thể liền sẹo tới 99%.

  • Rapeprazole:

Loại thuốc PPI thuộc thế hệ thứ tư này có tác dụng mạnh hơn thuốc Omeprazole gấp 2- 10 lần và hiệu quả rõ rệt ngay sau lần đầu sử dụng. Bệnh nhân thường được chỉ định loại thuốc này trong vòng 4-6 tuần liên tục.

  • Eomeprazole ( Nexium , Nexium IV, Nexium 24 giờ)

Eomeprazole được điều chế với các dạng 20mg hoặc 40mg. Loại thuốc này cho hiệu quả lâu dài và hiện đang được chỉ định rất rộng rãi cho hầu hết các trường hợp mắc bệnh.

6. Cách sử dụng thuốc ức chế bơm Proton

Bệnh nhân được khuyên nên uống nguyên viên bởi việc bẻ hay nghiền nát thuốc trước khi uống để giữ được toàn vẹn các dược chất cho trong thuốc không bị hòa tan khi gặp môi trường axit trong dạ dày.

Thuốc ức chế bơm Proton uống vào lúc nào là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm dùng thuốc tốt nhất là trước bữa ăn 30 phút. Như vậy thuốc sẽ có đủ thời gian để phát huy tác dụng ức chế tiết quá nhiều axit dạ dày khi chúng ta nạp thức ăn vào.

**Lưu ý: Những thông tin về thuốc ức chế Proton bài viết cung cấp ở trên chỉ có giá trị tham khảo. Việc sử dụng thuốc với liều lượng ra sao và thời gian bao lâu sẽ do bác sĩ chỉ định tùy theo từng trường hợp mắc bệnh cụ thể. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về nhà uống sẽ không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các bài thuốc Đông y điều trị viêm dạ dày HP ai cũng dùng được

Thay vì phải sử dụng thuốc Tây có thể gây nên những tác dụng phụ...

Nếu không muốn dùng thuốc Tây thì đây là những bài thuốc dân gian trị viêm hang vị dạ dày bạn nên áp dụng ngay

Nhiều người bị viêm hang vị dạ dày thường có thói quen tìm đến Tây...

Các loại thuốc chữa đau dạ dày dạng bột

Hiện nay bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến, cứ 10 người...

Triệu chứng ngộ độc hải sản và cách chữa trị

Đối với những người có hệ miễn dịch kém thì rất dễ bị ngộ độc...