Hiện nay, tỉ lệ người bị viêm loét dạ dày đang ngày càng gia tăng, đáng báo động hơn khi những ảnh hưởng mà nó mang lại càng lúc càng nghiêm trọng như gây đau đớn, mất ăn, mất ngủ, xuất huyết, thủng dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày. Do đó, ngay khi phát hiện, người bệnh cần thăm khám và áp dụng những cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng tốt nhất để loại bỏ hoàn toàn những tổn thương viêm loét trong dạ dày của mình.
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa tương đối phổ biến gây ra tình trạng đau dạ dày. Tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày có dấu hiệu sưng huyết, loét do axit và pepsin kích thích gây ra. Bệnh nhân có những cơn đau đớn khó chịu và kéo dài.
Một số triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng dễ khiến bệnh nhân chủ quan, nhầm lẫn với tình trạng rối loạn tiêu hóa. Những triệu chứng điển hình mà bạn rất cần lưu ý như:
Tham khảo những bài thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả nhất dưới đây để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm này.
3 bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày
#1. Cách trị bệnh viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong
Trong thành phần của nghệ có chứa các tinh chất quý curcumin (diferuloylmethane), demethoxycurcumin, bisdemethoxycurcumin,… Các tinh chất quý có trong nghệ giúp tái tạo và sửa chữa tế bào, làm vết thương nhanh chóng phục hồi. Thành phần của mật ong cũng rất giàu chất chống oxy hóa như: chrysin, pinobanksin, vitamin C, catalase, pinocembrin,… các loại đường fructose, glucose, sucrose, maltose, nước,… Mật ong có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương. Sự kết hợp của 2 nguyên liệu này hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng rất hiệu quả.
Chuẩn bị:
- Mật ong (khoảng 1 muỗng).
- Bột nghệ vàng (hoặc bột nghệ đen) (khoảng 2 muỗng).
Thực hiện:
Với hai nguyên liệu trên, bạn đem trộn đều và ăn mỗi ngày 2 lần trước buổi trưa và buổi tối. Mật ong và nghệ sẽ giúp bạn giảm đáng kể tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Bạn cũng có thể vo viên cho vào hộp thủy tinh để dùng dần hoặc mang theo khi cần đi xa.
#2. Cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng bắp cải
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong thành phần của bắp cải có chứa nhiều vitamin U, vitamin A, vitamin P, các chất chống oxy hóa Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate, Indol-33 carbinol,... Đây là thành phần rất tốt trong việc điều trị viêm loét dạ dày và ngăn ngừa tình trạng viêm loét tái phát.
Chuẩn bị:
- 1 bắp cải cỡ vừa.
- Máy xay sinh tố.
Tiến hành:
Với bắp cải, bạn chỉ cần cắt thành nhiều phần nhỏ. Sau đó cho vào máy xay nước ép và uống một ly vào mỗi buổi sáng. Tình trạng viêm loét dạ dày sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng.
#3. Chữa viêm loét dạ dày bằng chè dây
Chè dây có nhiều đường Glucase, Rhamnese, các hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm flavonoid, myricetin, tanin... Trong đó thành phần có giá trị nhất trong cây chè dây là flavonoid. Đây là hoạt chất giúp kháng viêm, giảm đau và làm liền vết loét dạ dày đồng thời có tác dụng diệt vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) một trong các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Do đó chè dây được xem là thức uống rất tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.
Chuẩn bị:
- Khoảng 70g chè dây mỗi lần sử dụng.
Tiến hành:
Cho chè dây vào ấm với một ít nước sôi trong khoảng 10 giây, chắt phần nước này bỏ đi để làm sạch trà. Thêm 200 – 300 ml nước sôi trong 10 – 15 phút là có thể dùng được. Uống sau bữa ăn có thể cải thiện tình trạng khó tiêu và giảm đau dạ dày.
Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc tây
Khi áp dụng các bài thuốc trên mà bệnh nặng hơn, hoặc trong 1 tuần mà không thấy kết quả. Người bệnh cần đi thăm khám và sử dụng các loại thuốc tây chữa viêm loét dạ dày theo đơn của bác sĩ.
– Các loại thuốc này chủ yếu để khống chế lượng axit dạ dày tiết ra, cũng như cân bằng lại môi trường axit dạ dày. Điều đó giúp niêm mạc dạ dày sẽ có điều kiện thuận lợi để phục hồi lại lớp bảo vệ vốn có cũng như các thương tổn trên vết loét. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như:
#1. Nhóm thuốc kháng axit, kháng H2
Nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày với công dụng kháng axit thường được chỉ định để trung hòa axit trong dịch vị dạ dày. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong nhóm này được trình bày trong bảng dưới đây:
Tác dụng của thuốc: Nhóm thuốc kháng axit dạ dày, H2 giúp độ pH của dạ dày được nâng lên để ổn định môi trường axit trong dạ dày. Niêm mạc dạ dày sẽ có điều kiện để hồi phục thuận lợi hơn.
– Nhóm thuốc kháng axit dạ dày sẽ có ảnh hưởng đến sự hấp thu của các thuốc khác. Do đó cần sắp xếp thời gian uống các thuốc khác cách ít nhất 2 giờ sau khi dùng thuốc kháng axit dạ dày. Bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ vì các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ.
#2. Nhóm thuốc ức chế bơm proton
Tương tự thuốc kháng axit dạ dày, thuốc ức chế bơm proton nhằm mục đích kiểm soát lượng axit có trong dịch vị bệnh nhân. Nhóm thuốc ức chế bơm proton có một số loại chính thường được chỉ định:
Tác dụng của thuốc: Các loại thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng này giúp khống chế lượng HCl trong dạ dày bệnh nhân để ổn định môi trường dạ dày. Qua đó giúp các vết loét dạ dày không bị ảnh hưởng nặng hơn cũng như có điều kiện phục hồi tốt hơn. Tuy vậy các thuốc trên có một số chống chỉ định như không dùng cho trẻ em, cẩn thận khi dùng cho bệnh nhân có các vấn đề về gan. Chính vì thế bạn cần lưu ý khi điều trị.
#3. Nhóm thuốc diệt vi khuẩn HP dạ dày
Đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc diệt vi khuẩn Hp với liệu trình phù hợp nhất trong số các thuốc dưới đây:
Tác dụng của thuốc: Các thuốc diệt vi khuẩn Hp dạ dày có công dụng cô lập hoạt động của vi khuẩn Hp dạ dày và tiêu diệt chúng bằng các hoạt chất kháng sinh.
– Các thuốc này thường được bác sĩ chỉ định sử dụng theo phác đồ cụ thể. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị để tránh tình trạng vi khuẩn Hp lờn thuốc cũng như gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khiến quá trình điều trị kéo dài.
#4. Nhóm thuốc tạo màng bọc dạ dày
Đây là những nhóm thuốc trị bệnh viêm loét dạ dày với tác dụng tạo ra khả năng kết dính dịch dạ dày. Khi được kết dính sẽ tạo thành lớp vỏ bọc bao quanh ổ loét và toàn bộ niêm mạc dạ dày giúp bảo vệ vị trí viêm loét khỏi axit dạ dày. Vị trí ổ loét sẽ giảm đau và có điều kiện phục hồi tốt hơn.
Những thuốc tạo màng bọc dạ dày có tác dụng trung hòa axit dạ dày yếu hơn các thuốc kháng axit. Tuy nhiên thành phần Bismuth có trong nhóm thuốc này giúp ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày – một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.
Cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng qua chế độ ăn uống sinh hoạt
Song song với việc áp dụng các cách chữa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng ở trên, bệnh nhân cũng cần có một chế độ ăn uống khoa học và phù hợp. Điều này sẽ giúp cho vết loét mau lành hơn, bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả. Thực phẩm phù hợp cũng giúp bạn trung hòa những axit dư thừa, tạo sự cân bằng có môi trường dạ dày, hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
# – Về ăn uống
– Những thực phẩm dễ tiêu hóa. Các loại thịt nạc thăn, các, tim,… cung cấp cho cơ thể một lượng chất đạm cần thiết. Bên cạnh đó những thực phẩm này còn dễ tiêu hóa, giúp tránh được áp lực tiêu hóa lên dạ dày.
– Các thực phẩm làm lành vết thương do loét dạ dày cũng cần được chú ý. Bệnh nhân có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, khoáng chất thông qua các loại rau củ quả màu vàng, đỏ như cà rốt, bí đỏ, các loại rau màu xanh đậm như cải bắp, rau cải, cải xanh,… để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày được tốt hơn.
– Những thực phẩm nhiều tinh bột rất có lợi trong việc làm giảm sự tiết axit dịch vị của cơ thể. Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên lưu ý đến bánh mỳ, bánh quy, các loại bột sắn, gạo nếp, khoai,… Đây là những thực phẩm có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt mà người bệnh viêm loét dạ dày nên bổ sung trong chế độ ăn uống của mình.
– Nên tránh các thực phẩm sống như gỏi hải sản, nem chua, rau sống vì chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho dạ dày.
Tư vấn của bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng về chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng.
# – Về thói quen sinh hoạt
– Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cũng nên rèn luyện một chế độ ăn đúng giờ, khoa học, ăn uống điều độ, chia nhỏ bữa ản thành các bữa nhỏ hơn.
– Không nên ăn quá khuya để giảm áp lực làm việc cho dạ dày.
Trên đây là những cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng những kiến thức này sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn có một sức khỏe tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!