Phác đồ điều trị của bệnh xuất huyết dạ dày

Thứ Hai, 20-11-2017

Xuất huyết dạ dày hay xuất huyết tiêu hóa trên là một trong những bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm, có ảnh hưởng xấu đến tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân. Điều trị xuất huyết dạ dày cần có phác đồ điều trị cụ thể, rõ ràng từ khi xác định dấu hiệu bệnh cho đến sau điều trị để đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả tối ưu nhất. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày mà bạn cần biết.

Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày do loét dạ dày tá tràng

Xuất huyết dạ dày hay xuất huyết tiêu hóa là một trong những vấn đề tiêu hóa phức tạp và nguy hiểm. Chính vì vậy, điều trị can thiệp đối với xuất huyết dạ dày cần áp dụng theo phác đồ cụ thể nhằm chẩn đoán xác định mức độ, nguyên nhân, đưa ra giải pháp điều trị, hồi sức, can thiệp phục hồi sau điều trị,…

1.Chẩn đoán xác định và đánh giá sức khỏe

Là một bệnh có ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân, do đó thao tác chẩn đoán xác định đặc biệt quan trọng trong điều trị xuất huyết dạ dày. Thông thường bệnh nhân xuất huyết dạ dày cần được nhân viên y tế đánh giá dựa trên các tiêu chí:

  • Tình trạng xuất huyết hiện tại của bệnh nhân. Chảy máu nhiều hay ít? Đi ngoài có lẫn máu hay không, nôn ra máu tươi hay nâu sẫm.
  • Xác định tình trạng mạch của bệnh nhân, bệnh nhân có tỉnh táo hay không? Có các dấu hiệu sốc do mất máu gây choáng, ngất,… hay không?
  • Tiền sử điều trị bệnh tiêu hóa và quá trình sử dụng thuốc điều trị trong thời gian gần nhất, đặc biệt là các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, aspirin,…
  • Đánh giá chảy mức độ chảy máu dựa trên mức độ giảm huyết sắc tố, hematocrit, hồng cầu,…

a)Đánh giá mức độ chảy máu và tỉ lệ tử vong

Nhân viên y tế có thể tiến hành đánh giá mức độ xuất huyết dạ dày nặng hay nhẹ và tỉ lệ tử vong qua dịch hút dạ dày, màu sắc phân của bệnh nhân:

  • Dịch hút dạ dày không có máu, màu phân đỏ, nâu, đen, tỉ lệ tử vong khoảng 10%.
  • Nếu dịch hút dạ dày màu cà phê,  trong khi phân màu nâu hoặc đen thì tỉ lệ tử vong 10%, phân màu đỏ tỉ lệ tử vong 20%.
  • Nếu dịch hút dạ dày màu đỏ, trong khi phân màu nâu hoặc đen thì tỉ lệ tử vong là 10%, nếu phân màu đỏ, tỉ lệ tử vong là 30%. Đây là mức độ chảy máu nghiêm trọng và nguy hiểm nhất.

b)Đánh giá nguy cơ chảy máu tái phát và tỉ lệ tử vong

Để đánh giá nguy cơ chảy máu tái phát và tỉ lệ tử vong của bệnh nhân, nhân viên y tế thường dựa vào hình ảnh nội soi để phân loại. Gọi là phân loại Porrest.

Nhóm nguy cơ cao:

– Nặng nhất là mức độ Ia, quan sát nội soi thấy máu phun thành tia. Kế tiếp là mức độ Ib, máu rỉ trên niêm mạc qua ổ loét. Đây là hai mức độ nguy hiểm nhất của xuất huyết dạ dày với tỉ lệ chảy máu tái phát khoảng 55%, tỉ lệ tử vong khoảng 11%.

– Hai mức độ nhẹ hơn là mức IIa với tình trạng có mạch máu nhưng không chảy máu với tỉ lệ chảy máu tái phát khoảng 43% và tỉ lệ tử vong khoảng 11%. Mức độ IIb với tình trạng có cục máu đông trong dạ dày, vết loét với tỉ lệ chảy máu tái phát khoảng 22% và tỉ lệ tử vong khoảng 7%.

Nhóm nguy cơ thấp:

– Nhóm nguy cơ thấp có 2 mức là IIc và III. Ở mức IIc có dấu hiệu cặn đen với tỉ lệ chảy máu tái phát 10%, tỉ lệ tử vong khoảng 3%. Mức III bệnh nhân có đáy sạch với tỉ lệ chảy máu tái phát khoảng 5% với tỉ lệ tử vong khoảng 2%.

Phác đồ điều trị của bệnh xuất huyết dạ dày-2
Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu dạ dày)

c)Đánh giá theo thang điểm

Ngoài ra, để đánh giá tình trạng xuất huyết dạ dày, nhân viên y tế còn có thể sử dụng đánh giá chi tiết bằng thang điểm Rockall và thang điểm Blatchford. Nếu thang điểm càng cao thì nguy cơ tái phát và tỉ lệ tử vong càng cao.

Thang điểm Rockall:

Thang điểm Blatchford

Điều trị xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng

1.Điều trị và hồi sức tích cực

a)Biện pháp điều trị cụ thể

Khi tiếp nhận bệnh nhân, nhân viên y tế sẽ đánh giá ngay tình trạng huyết động của bệnh nhân theo các bước:

  • Hồi sức tích cực nhanh chóng cho bệnh nhân.
  • Tiến hành xét nghiệm công thức máu cho bệnh nhân, kiểm tra điện giải, tình trạng đông máu, ure cũng như xét nghiệm gan thận, điện tâm đồ,…
  • Tiến hành nội soi dạ dày – tá tràng để có thể áp dụng chẩn đoán xác định và thực hiện cầm máu cho bệnh nhân.
  • Tiến hành điều trị bằng các thuốc giảm tiết acid nhằm làm liền ổ loét cũng như ngăn chặn nguy cơ tái phát.

b)Biện pháp hồi sức

Nhân viên y tế tiến hành hồi sức cho bệnh nhân với các bước:

  • Đặt bệnh nhân với tư thế đầu thấp.
  • Đảm bảo đường thở được thông thoáng bằng cách nâng khả năng vận chuyển oxy vào máu của bệnh nhân. Tiến hành cho bệnh nhân thở oxy trong 3 – 6l/phút qua đường mũi. Đặt nội khí quản cho bệnh nhân nếu xảy ra trào ngược vào đường hô hấp hoặc xảy ra suy hô hấp.
  • Ưu tiên bù lại khối lượng tuần hoàn cho bệnh nhân để ổn định huyết động trong thời gian sớm nhất.
  • Đặt đường truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có rối loạn huyết động cần đặt 2 đường truyền tĩnh mạch với kích thước lớn (16 – 18G) hoặc tiến hành đặt catherter tĩnh mạch trung tâm nếu như không thể đặ đường truyền tĩnh mạch ngoại biên.
  • Trong quá trình hồi sức cho bệnh nhân cần chú ý nhận biết các bệnh đi kèm nhằm có biện pháp điều trị thích hợp nhất. Đặc biệt là người lớn tuổi có các bệnh đi kèm liên quan đến mạch máu não, hô hấp, thận, tim mạch.

Bồi phụ thể tích:

  • Bồi phụ thể tích bắt đầu khi truyền tĩnh mạch với dung dịch muối đẳng trương 20 ml/kg. Đa số trường hợp bệnh nhân truyền 1 – 2 L dịch NaCl 0,9% sẽ điều chỉnh được lượng thể tích mất đi.
  • Sau truyền dịch đẳng trương với liều 50 ml/kg mà bệnh nhân vẫn có dấu hiệu sốc cần truyền dịch keo (500 – 1000 ml) nhằm đảm bảo thể tích trong lòng mạch.
  • Truyền plasma tươi đông lạnh cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày có rối loạn đông máu.
  • Nếu bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa có số lượng tiểu cầu quá thấp, khoảng 50.000/mm3 thì chỉ định truyền tiểu cầu cho bệnh nhân.

Truyền máu trong các trường hợp:

  • Lượng Hemoglobin trong máu từ 70 – 80 g/l.
  • Khi Hemoglobin của bệnh nhân dưới 100 g/l ở bệnh nhân bị hạ huyết áp tư thế ( do lượng Hemoglobin sẽ tiếp tục hạ xuống sau khi truyền dịch muối đẳng trương.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch bị đau thắt ngực.
  • Bệnh nhân trên 60 tuổi.
  • Trường hợp bệnh xuất huyết tiêu hóa trên không đến từ nguyên nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa thì có thể áp dụng phương pháp PPI đường tĩnh mạch với liều cao.

c)Thực hiện cầm máu bằng nội soi

Mục tiêu chính khi thực hiện cầm máu nội soi nhằm:

  • Giúp cầm máu nhanh cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày.
  • Làm giảm nhu cầu truyền máu cho bệnh nhân.
  • Giúp ngăn ngừa các biến chứng do shock mất máu gây ra.

Phác đồ điều trị của bệnh xuất huyết dạ dày-3

Nội soi cầm máu thường được tiến hành bằng các phương pháp như:

  • Tiêm cầm máu với adrenalin 1/10000, nước muối ưu trương và cồn tuyệt đối. Thực hiện tiêm 4 góc của ổ loét và tiêm vào đáy ổ loét để cầm máu.
  • Sử dụng nhiệt cũng là một phương pháp được sử dụng để cẩm máu như sử dụng đầu dò đơn, đầu dò đa cực, argon plasma,…
  • Phương pháp cầm máu cơ học như dùng kẹp clip để cầm máu trong các trường hợp chảy máu từ các mạch máu lớn.

Một số bệnh nhân không nhất thiết phải thực hiện nội soi ngay khi đến bệnh viện nhưng cần thực hiện nội soi trong vòng 24h sau khi nhập viện. Điều này giúp bệnh nhân được chẩn đoán xác định và điều trị nội soi cầm máu nếu được chỉ định để giảm tỉ lệ xuất huyết tái phát.

Những trường hợp nhập viện tuyến dưới không đảm bảo khả năng nội soi cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày nặng thì cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên các bệnh viện tuyến trên nhằm tiến hành cầm máu qua nội soi. Ngoài ra, bệnh nhân sau khi hồi sức tích cực, huyết động không ổn định mà không thể chuyển lên tuyến trên cầm máu nội soi thì phải hội chẩn với bác sĩ ngoại khoa để phẫu thuật cho bệnh nhân.

2.Điều trị sau nội soi cầm máu

a)Trường hợp không cầm được máu hoặc chảy máu tái phát

  • Tiến hành hội chẩn với bác sĩ ngoại khoa để xem xét phẫu thuật sau khi điều trị cầm máu bằng nội soi.
  • Theo dõi các dấu hiệu chảy máu, nôn ra máu, các vấn đề về thiếu máu não, mạch nhanh, huyết áp tụt,…
  • Theo dõi các trường hợp xuất huyết dạ dày độ Ia, Ib, IIa, IIb,…
  • Theo dõi nếu tình trạng Hb giảm >20 g/ngày.
  • Bệnh nhân chảy máu có đặt sonde dạ dày nếu phát hiện có máu đỏ tươi cần rút sonde ngay.

b)Dùng thuốc

  • Sử dụng thuốc ức chế bơm proton đường tĩnh mạch liều cao.
  • Rabeprazol tiêm tĩnh mạch.
  • Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 (ranitidin, famotidin).
  • Một số nhóm thuốc như Somatostatin, Prostaglandin, Acid tracenamic, Vasoprepsin,…

c)Điều trị ngoại khoa

Áp dụng cầm máu nội soi và thuốc nếu thất bại cần xem xét điều trị ngoại khoa hoặc nút mạch cho bệnh nhân.

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là một số thông tin về phác đồ điều trị bệnh xuất huyết dạ dày mà bạn cần biết. Khi phát hiện các dấu hiệu xuất huyết dạ dày, bạn cần tiến hành can thiệp càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và tính mạng của bạn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Các bài thuốc Đông y điều trị viêm dạ dày HP ai cũng dùng được

Thay vì phải sử dụng thuốc Tây có thể gây nên những tác dụng phụ...

Nếu không muốn dùng thuốc Tây thì đây là những bài thuốc dân gian trị viêm hang vị dạ dày bạn nên áp dụng ngay

Nhiều người bị viêm hang vị dạ dày thường có thói quen tìm đến Tây...

Các loại thuốc chữa đau dạ dày dạng bột

Hiện nay bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến, cứ 10 người...

Triệu chứng ngộ độc hải sản và cách chữa trị

Đối với những người có hệ miễn dịch kém thì rất dễ bị ngộ độc...