Bệnh ung thư dạ dày phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó, ung thư giai dạ dày giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất. Cùng nhận biết những dấu hiệu ung thư dạ dạ dày giai đoạn cuối và hướng điều trị thích hợp qua những thông tin dưới đây.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tỷ lệ người mắc ung thư dạ dày trên toàn cầu đang có xu hướng tăng mạnh. Việt Nam được xếp vào top 50 nước có số người mắc ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Do đó, mọi người nên bổ sung thêm các kiến thức về ung thư dạ dày để phát hiện và phòng ngừa kịp thời.
4 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là thời điểm các tế bào ung thư đã xâm lấn sang các mô xung quanh và hạch bạch huyết. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được những triệu chứng mà nó mang lại như sau:
1. Đau thượng vị
Đau thượng vị dữ dội là dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Đây là triệu chứng quen thuộc nhưng sẽ khác biệt về tính chất cơn đau. Đối với những cơn đau cấp tính thì sẽ xuất hiện bất chợt thời gian nào, đau dữ dội, nếu có sử dụng thuốc giảm đau thì cũng không giảm được cơn đau. Với những cơn đau mãn tính thì cơn đau có xu hướng kéo dài từ vài tuần tới vài tháng. Cơn đau kéo dài là do khối u chèn ép lên dây thần kinh hoặc là đã di căn tới xương.
2. Thường xuyên nôn và buồn nôn
Khi bệnh tình đã đến giai đoạn này rồi thì người bệnh rất nhạy cảm với mùi thức ăn. Cho nên, mỗi khi ngửi thấy thức ăn thì sẽ thấy buồn nôn và nôn. Nhiều người sau khi đã ăn rồi nhưng vẫn bị nôn mửa, thậm chí là nôn ra cả máu do khối u trong dạ dày vị vỡ, loét gây chảy máu. Ngoài ra, bệnh nhân thường xuyên nôn và buồn nôn có thể là do:
- Khối u chèn ép gây đầy hơi, chướng bụng
- Một số tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh
- Tâm lý căng thẳng, lo lắng, hồi hộp ở người bệnh
- Mắc các bệnh đường tiêu hóa khác.
3. Chán ăn, khô miệng
Chán ăn là triệu chứng quen thuộc của ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Việc thường xuyên bị nôn mửa, buồn nôn sẽ gây cảm giác chán ăn cho người bệnh. Do không cung cấp được chất dinh dưỡng cần thiết nên cơ thể vì thế mà ngày càng giảm sức đề kháng, có dấu hiệu sút cân, thiếu máu. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống co thắt khiến người bệnh bị khô miệng.
4. Táo bón hoặc tiêu chảy
Đây là dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối mà ai cũng có. Tùy vào từng trường hợp mà có thể bị táo bón hay tiêu chảy; một số trường hợp có thể bị cả hai.
Đối với trường hợp táo bón là do cơ thể không vận động, uống ít nước, ăn không đủ bữa nên việc bài tiết phân kém. Chính vì bài tiết phân kém mà mắc táo bón. Một số trường hợp có ghi nhận đi cầu ra phân đen.
Đối với trường hợp tiêu chảy là do chức năng tiêu hóa bị rối loạn bởi các loại thuốc chữa ung thư gây ra.
Những dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối trên đây người bệnh không nên bỏ qua. Khi thấy có bất kỳ biểu hiện nào cần thăm khám sớm để có phương án điều trị phù hợp.
Cách chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Khi đã mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì các phương pháp phẫu thuật sẽ không còn tác dụng. Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng phương pháp xạ trị, hóa trị hay điều trị đích để kéo dài sự sống cho bệnh nhân càng lâu càng tốt. Cụ thể từng phương pháp điều trị như sau:
1. Phương pháp xạ trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Xạ trị chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Phương pháp này sử dụng năng lượng từ tia X để tiêu diệt bớt các tế bào ung thư nhằm làm khối u nhỏ lại. Sau phẫu thuật, nếu tế bào ung thư chưa được cắt bỏ hết thì sẽ dùng tia X để tiêu diệt những tế bào còn sốt lại. Thông thường, xạ trị có thể dùng riêng hoặc kết hợp với hóa trị để giúp bệnh nhân kéo dài sự sống lâu nhất có thể. Quá trình thực hiện xạ trị thường không gây đau đớn, chỉ kéo dài trong vài phút. Tuy nhiên, việc điều trị kéo dài liên tục nhiều tháng sẽ rất tốn kém nếu như gia đình không có điều kiện thì khó mà theo đến cùng phương pháp này.
Xạ trị cũng có nhiều tác dụng phụ xảy ra như da tại khu vực bị chiếu xạ có thể bị viêm loét; người cảm thấy mệt mỏi; cảm thấy buồn nôn liên tục; suy giảm tế bào máu.
2. Phương pháp hóa trị chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Hóa trị là phương pháp truyền hóa chất vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Có hai dạng truyền thường sử dụng là dạng tiêm hoặc uống trực tiếp. Thuốc sau khi đi vào cơ thể sẽ được phân tán đều và phát huy tác dụng. Điều trị ung thư giai đoạn cuối bằng hóa trị theo diễn ra theo đợt, mỗi đợt thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Sau đó người bệnh sẽ tạm ngưng truyền hóa chất để theo dõi tình trạng bệnh. Nếu mang lại kết quả tốt thì có thể tiếp tục sử dụng.
Hóa trị có thể được bác sĩ chỉ định sau phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư dạ dày. Người bệnh hãy tuân theo lời chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Nên chú ý truyền hóa chất cũng thường xuyên có những tác dụng phụ như rụng tóc, thiếu máu, loét miệng, tiêu chảy, dễ nhiễm trùng.
3. Phương pháp điều trị đích
Là phương pháp tác động lên những tế bào ung thư khác biệt nhằm mục đích loại bỏ chúng. Phương pháp này chủ yếu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư bao gồm:
+ Thuốc Transtuzumab tác động chính vào một protein có tên là HER2. Dùng Transtuzumab kết hợp với truyền hóa chất trong điều trị ung thư giai đoạn cuối có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Liều lượng sử dụng Transtuzumab là với liều 2 – 3 tuần/ lần cùng với hóa chất.
+ Thuốc Ramucirumab hỗ trợ ngăn ngừa sự lan rộng và phát triển của tế bào ung thư. Dùng thuốc khi tế bào ung thư đang phát triển hoặc ở giai đoạn cuối 2 tuần/ lần. Thuốc có gây ra tác dụng phụ nhẹ: đau đầu, tiêu chảy, cao huyết áp. Trường hợp nặng có thể bị chảy máu hoặc đông máu.
Một số thông tin giúp nhận biết dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối và cách chữa trị đã được chúng tôi thông tin đến các bạn. Hy vọng người bệnh bớt lo lắng, chuẩn bị tâm lý cho việc điều trị bệnh được tốt nhất và kéo dài tuổi thọ.
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!