Hiện nay các nhóm thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày thường được bác sĩ chỉ định bao gồm thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng sinh và thuốc Bismuth. Hãy cùng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu kỹ hơn về công dụng cũng như liều lượng sử dụng các loại thuốc trên nhằm có sự hiểu biết về các thuốc được dùng trong điều trị căn bệnh của mình.
3 nhóm thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày
1. Nhóm thuốc ức chế bơm proton ( PPI)
Thuốc ức chế bơm proton là loại thuốc không thể thiếu trong các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp. Loại thuốc này có tác dụng làm cân bằng nồng độ PH trong dạ dày, giảm bài tiết axit và dịch vị dạ dày. Nhờ đó thuốc kháng sinh khi vào trong dạ dày sẽ không bị phá hủy mà còn phát huy được tuyệt đối hiệu quả sử dụng của các thuốc như Amoxicillin, Clarithromycin, Tinidazo hay các thuốc thuộc nhóm quinolone. Ngoài ra PPI cũng tạo ra môi trường thuận lợi trong dạ dày để Hp nhân lên và đây chính là thời điểm mà Hp trở nên cực kì nhạy cảm với thuốc kháng sinh khiến cho chúng bị tiêu diệt.
Một số loại thuốc PPI thường được chỉ định trong điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày bao gồm:
- Omeprazole: Liều dùng 20mg/ngày
- Lansoprazole: Liều dùng 30mg/ngày
- Pantoprazole: Liều dùn 40mg/ngày
- Rabeprazole: Liều dùng 20mg/ngày
- Esomeprazole: Liều dùng 40mg/ngày
- Ranitidin: Liều dùng 150mg/ ngày
Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng thuốc là trước bữa ăn 30-60 phút, ngày dùng 2 lần. Trong quá trình sử dụng cần lưu ý đến một số tác dụng phụ của thuốc như đau đầu, đau bụng, nôn và buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, ngứa ngoài da hoặc loãng xương khi sử dụng kéo dài.
2. Nhóm thuốc kháng sinh
Đây là nhóm thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày quyết định phần lớn hiệu quả sau cùng của điều trị. Nằm trong nhóm này bao gồm các loại thuốc như:
– Amoxicillin:
Amoxicillin là thuốc kháng sinh trong nhóm Penicillin có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc được điều chế dưới các dạng viên nén, viên nang , viên nhai hoặc dạng lỏng tiêm tĩnh mạch. Amoxicillin được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và không có hiệu quả trong điều trị nhiễm virus như cảm lạnh và cúm. Nó xử lý một loạt các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn bao gồm E. coli, nhiễm salmonella, viêm amiđan, viêm phế quản, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng da, lậu, viêm phổi, nhiễm trùng tai và nhiễm khuẩn bàng quang. Nếu Amoxicillin được sử dụng với liều lượng 2g một ngày kết hợp với kháng sinh Biaxin ( còn được gọi là Clarithromycin) để điều trị viêm loét dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori.
– Clarithoromycin:
Clarithromycin là kháng sinh Macrolide giết chết vi khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của chúng bằng cách cản trở sự hình thành các protein trong vi khuẩn. Nó được sử dụng để điều trị viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi, xoang và nhiễm trùng da. Loại thuốc này cũng thường được sử dụng kết hợp với một loại thuốc kháng sinh khác để tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày. Liều dùng thường được chỉ định là 500mg/ 2 viên/ ngày.
– Metronidazole :
Nằm trong nhóm kháng sinh nitroimidazoles, thuốc Metronidazole hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phân chia của các tế bào vi khuẩn Hp và khiến cho chúng dần bị suy yếu rồi chết đi. Ngoài tác dụng điều trị các chứng loét xuất phát từ nhiễm vi khuẩn Hp, Metronidazole còn được dùng trong điều trị nhiễm trùng răng miệng, viêm đại tràng, nhiễm trùng ngoài da, nhiễm khuẩn âm đạo hay viêm nhiễm ở đường hô hấp. Các trường hợp bị nhiễm khuẩn Hp dạ dày có thể sử dụng loại thuốc này với liều lượng 500mg/ 2 viên / ngày.
– Tinidazole:
Tinidazole cũng nằm trong nhóm kháng sinh nitroimidazoles và được chỉ định thay thế cho Metronidazole kết hợp với các thuốc khác nhằm tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Hp trong dạ dày. Liều dùng mỗi ngày là 500mg/ 2 viên/ ngày
– Tetracyclin:
Tetracycline có ở một số dạng bao gồm xi-rô, bột, viên nén, viên nén và viên nang. Đây là một lựa chọn cho những người bị dị ứng với penicillin. Tetracycline hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn khiến cho chúng không thể phát triển và tồn tại được. Liều dùng thông thường cho người bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày là 500 mg/4 viên/ ngày.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh là điều rất cần thiết đối với bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp nhưng nếu dùng không đúng cách loại thuốc này có thể biến thành con dao hai lưỡi. Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp trong đường ruột nhưng cũng đồng thời loại bỏ các loại vi khuẩn có lợi dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu, nổi mề đay ngứa, nhiệt miệng… Nghiêm trọng hơn việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi có thể gây nên tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc đẩy nhiều bệnh nhân rơi vào cảnh phải sống chung với loại vi khuẩn này suốt đời và có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao. Vì vậy bạn cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng và thời gian sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
3. Thuốc Bismuth
Nằm trong nhóm thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp còn có Bismuth. Dưới ảnh hưởng của axit dạ dày thuốc sẽ kết tủa tạo thành lớp màng bao bọc lên ổ loét giúp tổn thương mau lành và giảm thiểu các tác tại của vi khuẩn Hp lên niêm mạc dạ dày. Nghiên cứu cho thấy sự phối hợp giữa Bismuth với kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton có thể giúp hơn 95% bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp được điều trị khỏi hoàn toàn. Thuốc được sử dụng với liều lượng là 120mg/ 4 viên/ ngày.
Trên đây là các nhóm thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày hiện đang được sử dụng trong các phác đồ điều trị bệnh do Bộ Y Tế hướng dẫn. Việc sử dụng loại thuốc nào với liều lượng bao nhiêu cần có sự chỉ định của bác sĩ sau khi bệnh nhân được thăm khám kỹ lưỡng. Người bệnh tuyệt đối không nên tự chuẩn đoán và mua thuốc về nhà uống dẫn đến tình trạng lớn thuốc và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!