Phác đồ điều trị dứt điểm vi khuẩn Hp dạ dày

Thứ Hai, 26-12-2016

Để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Hp dạ dày cần phải áp dụng phác đồ điều trị hết sức nghiêm ngặt. Bởi đây được xem là thủ phạm gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về dạ dày. Những thống kê cho thấy tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày trên thế giới là rất cao và chúng rất khó tiêu diệt. Dưới đây là phác đồ điều trị dứt điểm vi khuẩn Hp dạ dày mới nhất, vừa được cập nhật.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày

Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày người. Tên khoa học của vi khuẩn này là helicobactery. Loại vi khuẩn này được Robin Warren và Barry Marshall tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1982.

Cho đến nay vi khuẩn Hp là một trong số những vi khuẩn phổ biến nhất trong niêm mạc dạ dày ở người. Vi khuẩn Hp tồn trại trong cơ thể hơn một nửa dân số trên hành tinh chúng ta. Riêng tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Hp đạt hơn 70%.

Thông thường vi khuẩn Hp sống trong dạ dày như một phần của hệ sinh thái dạ dày và không gây ra bất cứ dấu hiệu nào đặc biệt. Tuy nhiên có 15% những người nhiễm vi khuẩn Hp có khả năng mắc các bệnh về dạ dày. Viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày là những bệnh nguy hiểm nhất trong số đó.

Chi tiết: Vi khuẩn Hp là gì?

Nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn Hp

Hp là loại vi khuẩn lây lan chủ yếu qua phân và nước bọt của bệnh nhân. Trong đó con đường dễ dàng lây nhiễm nhất là qua nước bọt. Dùng chung các dụng cụ vệ sinh răng miệng, vệ sinh dụng cụ ăn uống không sạch sẽ, hôn,… đều có thể gây ra tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp.

Tại nước ta vi khuẩn Hp dễ dàng lây nhiễm thông qua hành động gắp thức ăn cho nhau, dùng chung chén nước chấm, uống chung ly,… Các hàng quán cũng thường có điều kiện vệ sinh dụng cụ ăn uống không đảm bảo.

Những triệu chứng nghi nhiễm vi khuẩn Hp

Thông thường vi khuẩn Hp hầu như không gây ra bất cứ vấn đề gì cho cơ thể khi nhiễm vào bệnh nhân. Chỉ có một số ít bệnh nhân gặp phải các triệu chứng mơ hồ ở cơ quan tiêu hóa. Một số triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi khuẩn Hp như:

  • Đau bụng âm ỉ.
  • Ăn uống khó tiêu, mệt mỏi.
  • Bụng nóng rát, cồn cào trong hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên những dấu hiệu trên không phải là điều kiện để kết luận chính xác tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp. Khi cảm thấy nghi ngờ nhiễm vi khuẩn Hp cần đi xét nghiệm. Nội soi, xét nghiệm phân, thử hơi thở là các phương pháp chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp ở bệnh nhân.

Chi tiết: Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày

Phác đồ điều trị dứt điểm vi khuẩn Hp dạ dày mới cập nhật

Để điều trị hiệu quả cho bệnh nhân, phác đồ điều trị được xem là chìa khóa quan trọng để tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày. Phác đồ điều trị không chỉ là vấn đề của bác sĩ mà còn cần có sự hợp tác của bệnh nhân. Tuân thủ những chỉ định trong phác đồ điều trị sẽ giúp vi khuẩn Hp bị tiêu diệt triệt để.

Phác đồ mới trong điều trị vi khuẩn Hp dạ dày
Phác đồ mới trong điều trị vi khuẩn Hp dạ dày

Đây là phác đồ được giới thiệu đến giới Y Khoa toàn cầu tại hội nghị Masstricht IV vào năm 2013. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp cập nhất được chỉ định điều trị khi có vi khuẩn Hp dương tính.

Phác đồ dưới đây dùng cho bệnh loét dạ dày – tá tràng ở người lớn do vi khuẩn Hp gây ra. Người bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ cần nắm rõ phác đồ điều trị và tuân thủ nghiêm ngặt nhằm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Hp, tránh hiện tượng kháng thuốc xảy ra.

Phác đồ điều trị Hp 

1. Phác đồ điều trị 3 thuốc

– PPI: 2 lần/ngày. Đồng thời kết hợp:

– Amoxicillin 2g/ngày.

– Clarithoromycin 500mg/2 viên/ngày.

Có thể thay bằng:

– PPI: 2 lần/ngày. Kết hợp:

– Metronidazole (hoặc Tinidazole) 500mg/ 2viên/ ngày.

– Clarithoromycin 500mg/2 viên/ngày.

Liều dùng 10 – 14 ngày

Ghi chú

– Dùng ít nhất 10 ngày.

Ưu điểm

– Sử dụng cho bệnh nhân bị dị ứng Penicilin.

Nhược điểm

– Đây là phác đồ phổ biến tại Mỹ.

– Ít dùng tại Việt Nam do vi khuẩn Hp kháng Metronidazole phổ biến.

2. Phác đồ điều trị 4 thuốc

Trường hợp có sử dụng Bismuth

– Bismuth 120mg/ 4 viên/ ngày.

– Kết hợp Metronidazole (Tinidazole) 250mg/ 4 viên/ ngày.

– Tetracyclin 500mg/ 4 viên/ ngày.

– PPI: 2 lần/ngày. Có thể dùng Ranitidin 150mg/ 2 lần/ ngày.

Trường hợp không có Bismuth

– PPI: 2 lần/ ngày kết hợp:

– Metronidazole 500mg/ngày dùng 2 viên.

– Clarithromycin 500mg/ngày dùng 2 viên

– Amoxicillin 1g/ 2 viên/ngày

Liều dùng 10 – 14 ngày

Ghi chú

– Đây là phác đồ điều trị được sử dụng khi phác đồ sử dụng 3 thuốc không hiệu quả.

Nhược điểm

– Sử dụng phác đồ 4 thuốc đồng nghĩa với khả năng tăng nguy cơ Hp kháng kép.

– Khó dung nạp do dùng nhiều thuốc.

3. Phác đồ lần 2 (phác đồ kế tiếp)

– PPI: ngày/2 lần.

– Kết hợp Amoxicillin 2g/ngày.

Sử dụng trong 5 ngày.

Dùng tiếp:

– PPI: ngày 2 lần.

– Kết hợp Tinidazole 500mg/ ngày 2 viên.

– Clarithromycin 500mg/ngày 2 viên.

Sử dụng trong 5 ngày kế tiếp.

Ghi chú

– Có thể dùng làm phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ đầu tiên.

– Nếu dùng phác đồ này ngay từ đầu có thể không đạt hiệu quả như mong muốn.

4. Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin

– PPI: ngày 2 lần.

– Levofloxacin 500mg ngày 2 viên.

– Amoxicillin ngày 2g.

Sử dụng trong 10 ngày.

Ghi chú

– Dùng phác đồ 3 khi phác đồ dùng 4 thuốc có Bismuth và phác đồ kế tiếp không hiệu quả.

Vi khuẩn Hp không được điều trị triệt để theo phác đồ có thể gây ung thư:


Sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày ở nước ta

Hiện nay tại Việt Nam, phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới cập nhật đang được các bác sĩ tiêu hóa áp dụng. Ở những vùng miền khác nhau tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị,… phác đồ điều trị sẽ có những thay đổi nhỏ. Tuy nhiên những thay đổi này là không đáng kể và không tác động lớn đến quá trình điều trị của bệnh nhân.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp ở nước ta
Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp ở nước ta

1. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp lần đầu

Miền Trung và miền Bắc

Đây là những khu vực có tỷ lệ vi khuẩn Hp đề kháng Clarithromycin ở mức độ trung bình. Đối với những khu vực này có thể sử dụng phác đồ điều trị:

PPI, Amoxicillin, Clarithromycin. Liều dùng trong 14 ngày.

Những khu vực khác thì thay Clarithromycin bằng thành phần khác trong phác đồ điều trị lần đầu. Cần xem xét kỹ mức độ kháng thuốc của vi khuẩn Hp ở từng vùng để có biện pháp thay thế phù hợp.

2. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày lần 2

Dùng phác đồ điều trị 4 thuốc có Bismuth khi phác đồ điều trị lần đầu chưa sử dụng thuốc này và điều trị lần đầu không mang lại kết quả.

Lưu ý: Đối với bác sĩ, không được tái sử dụng kháng sinh đã dùng trong lần điều trị trước. Tái sử dụng sẽ gây ra kháng thuốc rất cao. Đối với bệnh nhân, cần lưu trữ tất cả đơn thuốc đã sử dụng để thuận lợi cho việc điều trị tiếp tục nếu các phương pháp ban đầu không mang lại kết quả.

3. Phác đồ nuôi cấy vi khuẩn

Đây được xem là phác đồ cứu vãn sau 2 lần điều trị thất bại. Vi khuẩn sẽ được nuôi cấy làm kháng sinh đồ. Sau đó bác sĩ sẽ vạch ra phác đồ điều trị tiếp theo.

Hạn chế của phương pháp này là tỉ lệ nuôi cấy thành công không cao. Đặc biệt do hạn chế về khoa học kỹ thuật tại nhiều địa phương.

Những lưu ý quan trọng dành cho bệnh nhân

phac-dieu-tri-dut-diem-vi-khuan-hp-da-day-1
Không tùy tiện sử dụng thuốc

Bệnh nhân đang điều trị vi khuẩn Hp dạ dày cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:

  • Tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mà bác sĩ chỉ định. Điều trị thất bại sẽ khiến cho việc điều trị lần sau khó khăn hơn rất nhiều vì vi khuẩn Hp sẽ kháng thuốc.
  • Cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thêm thuốc điều trị hoặc các phương pháp hỗ trợ điều trị khác.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các kit dạ dày có PPI, Clarithromycin, Tinidazole để tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày.
  • Người bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp cần có lối sống, sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lí.
  • Bổ sung các kháng thể chống vi khuẩn Hp để tăng cường miễn dịch cho dạ dày. Giúp tăng tỷ lệ thành công của phác đồ điều trị, phòng ngừa sự tái nhiễm và lây nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày.

Trên đây là các phác đồ điều trị dứt điểm vi khuẩn Hp dạ dày. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến những thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Các bài thuốc Đông y điều trị viêm dạ dày HP ai cũng dùng được

Thay vì phải sử dụng thuốc Tây có thể gây nên những tác dụng phụ...

Phản hồi của khách hàng sau khi dùng bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Sơ can Bình vị tán là bài thuốc đặc trị bệnh dạ dày do Trung...

Sơ can Bình vị tán – Hiệu quả được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng và thực tiễn

Người bệnh ngày càng có những tiêu chuẩn khắt khe khi lựa chọn bất kỳ...

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...