Bị đau bụng vùng thượng vị có phải mắc bệnh dạ dày?

Thứ Ba, 27-02-2018

Khi bị đau bụng vùng thượng vị nhiều người cho rằng mình mắc bệnh dạ dày mà không cần tới bệnh viện khám lại. Điều này có đúng không? Bị đau bụng vùng thượng vị có phải do mắc bệnh dạ dày? Đây cũng chính là thắc mắc của một bạn nam có tên H.T gửi về cho chuyên mục, trong thư bạn có hỏi:

” Chào benhviemdaday.net! Không hiểu có phải do bị đau dạ dày hay không mà dạo này bụng của em thường xuyên bị đau ở ngay vùng thượng vị. Mọi người trong nhà đều quả quyết em bị bệnh dạ dày , em cũng có tìm hiểu trên mạng thấy nhiều bài báo nói đau thượng vị là biểu hiện của bệnh dạ dày. Không biết thông tin này có chính xác không ạ? Mẹ em đang tính mấy hôm nữa đi cắt thuốc nam chữa đau dạ dày về cho em uống nên em muốn hỏi lại cho chắc ăn. Mong chuyên mục tư vấn giúp!”

Bị đau bụng vùng thượng vị có phải do mắc bệnh dạ dày không

GIẢI ĐÁP: Bị đau bụng vùng thượng vị có phải mắc bệnh dạ dày?

Bạn H.T thân mến!

Hiện tượng bị đau bụng vùng thượng vị quả thật cũng là một trong những triệu chứng của các bệnh lý ở dạ dày như bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày cấp và mãn tính, nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày… Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào mỗi biểu hiện này thì chưa đủ cơ sở để kết luận được chính xác bạn bị đau bụng vùng thượng vị do dạ dày có vấn đề.

>>> Bạn nên tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu bệnh dạ dày thường gặp

Vậy bị đau bụng vùng thượng vị nguyên nhân do đâu?

Trong Y học cổ truyền, chứng đau vùng thượng vị còn được gọi là quản thống hay tâm vị thống. Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này phần lớn là do người bệnh có thói quen ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều đồ nóng hoặc đồ lạnh, căng thẳng kéo dài, lao động quá sức. Tất cả những yếu tố này tác động lên tì vị khiến cho bộ phận này bị tổn thương và gây nên chứng đau bụng vùng thượng vị.

Xét về mặt y học hiện đại, chứng đau vùng thượng vị có thể là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý trong cơ thể như:

  • Bệnh ở gan và đường mật:

Áp xe gan, viêm gan, viêm đường ống dẫn mật hay sỏi mật… đều là những căn bệnh có thể khiến cho khu vực thượng vị bị đau. Ngoài ra tình trạng gan bị sưng to, ứ trệ máu cũng gây đau ở thượng vị.

  • Bệnh viêm đại tràng:

Chứng đau bụng vùng thượng vị còn được bắt gặp ở những người mắc bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính. Bệnh thường gây đau âm ỉ ở bụng kèm theo tình trạng trướng bụng, đi ngoài nhiều lần, táo bón, phân có lẫn máu và chất nhày…Có khoảng 50% số bệnh nhân bị đau bụng vùng thượng vị là do mắc bệnh đại tràng.

  • Nhiễm giun

Bị đau bụng vùng thượng vị do nhiễm giun

Tình trạng nhiễm giun sán cũng là nguyên nhân gây đau vùng thượng vị thường gặp nhiều hơn ở trẻ em. Người bệnh thường bị đau bụng quanh rốn cũng như khu vực thượng vị, nổi mề đay ngứa, rối loạn đại tiện, thiếu máu, người gầy ốm. Chứng nhiễm giun rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày, vì vậy bạn cần chú ý theo dõi biểu hiện của cơ thể để phân biệt cho đúng.

  • Bị đau bụng vùng thượng vị do mắc các bệnh lý về tim mạch

Nguyên nhân này ít gặp nhưng cũng có thể xảy ra ở những người mắc chứng thiếu máu cơ tim, suy tim hay nhồi máu cơ tim…

  • Viêm tuyến tụy:

Do tuyến tụy có vị trí nằm ngay sau dạ dày nên nếu mắc bệnh viêm tụy cấp, bạn có thể bị đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị. Cơn đau do bệnh thường diễn ra một cách đột ngột sau bữa ăn thịnh soạn. Người bệnh đau tới mức vật vã, lăn lộn, đổ mồ hôi hột và nôn mửa nhiều.

  • Bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày cấp và mãn tính

Khi đề cập đến các nguyên nhân khiến chúng ta bị đau bụng vùng thượng vị thì không thể không nhắc đến các bệnh lý ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày… Đây được cho là lý do phổ biến nhất khiến cho thượng vị bị đau. Người mắc bệnh dạ dày thường có biểu hiện đau tức ngực, ợ chua, đầy hơi, buồn nôn và nôn ói rất khó chịu kèm theo.

Bị đau bụng vùng thượng vị phải làm sao?

Tình trạng đau ở thượng vị kéo dài có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý cũng như công việc của người bệnh. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể thử áp dụng một số giải pháp đơn giản dưới đây:

  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Với mỗi bệnh gây đau bụng vùng thượng vị thì cần có một chế độ kiêng khem khác nhau như bệnh dạ dày, viêm đại tràng thì kiêng ăn đồ cay nóng, bia rượu, cà phê và các chất kích thích; Hay như các bệnh lý về tim mạch và gan mật cũng xây dựng một chế độ ăn uống thích hợp.
  • Nếu bạn bị đau bụng vùng thượng vị sau khi ăn lạnh thì có thể khắc phục bằng cách uống một ly trà ấm ( trà gừng, quế, sa nhân…) và nên ăn cháo, súp, canh có nêm các gia vị như gừng, tiêu, hành để khử bớt hàn lạnh trong cơ thể.
  • Trường hợp đau thượng vị kèm theo cảm giác nóng rát, ăn mát vào cảm thấy dễ chịu thì bệnh do tì vị nhiệt gây ra. Nên ăn các thực phẩm bổ mát, dễ tiêu như khoai tây, cháo đậu xanh, chè hạt sen….
  • Giữ cho tâm lý luôn được thoái mái: Sau những giờ làm việc căng thẳng nên dành ít thời gian nghỉ ngơi , thư giãn để hồi phục sức khỏe, khơi lại tinh thần.
  • Chườm nước nóng hay đá lạnh vào khu vực thượng vị sẽ giúp bạn cắt đứt cơn đau nhanh chóng.

Tuy có tác dụng tốt song những giải pháp trên cũng chỉ mang tính đối phó tạm thời, hiệu quả không duy trì được lâu. Điều quan trọng là bạn phải đi khám để tìm ra chính xác nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng vùng thượng vị nhằm được dùng thuốc điều trị và loại bỏ hoàn toàn chứng bệnh này.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Triệu chứng ngộ độc hải sản và cách chữa trị

Đối với những người có hệ miễn dịch kém thì rất dễ bị ngộ độc...

Cồn cào xót ruột là bị bệnh gì và cách chữa xót ruột nhanh nhất

Biểu hiện cồn cào xót ruột xảy ra thường xuyên khiến bạn cảm thấy vô...

Các triệu chứng đau bao tử nặng biết sớm kẻo ung thư

Theo Ts. Phan Thành Nam ( khoa Nội tiêu hóa bệnh viện Chợ Rẫy) người bị...

Dấu hiệu trẻ nhà bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày

Theo thống kê tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị nhiễm vi...