Áp dụng các cách chữa đau vùng thượng vị dạ dày đơn giản bằng mẹo cây nhà lá vườn, vừa giúp tiết kiệm chi phí, lại an toàn và hiệu quả. Không cần sử dụng các loại thuốc điều trị đau thượng vị vừa tốn kém, với nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Đau thượng vị dạ dày là bệnh lý dạ dày gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân trong sinh hoạt cũng như đời sống. Tình trạng này nếu không có biện pháp can thiệp sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sinh hoạt cũng như sức khỏe bệnh nhân. Chữa đau thượng vị thế nào cho hiệu quả?

Thông tin về bệnh đau vùng thượng vị dạ dày
Nguyên nhân đau thượng vị dạ dày do đâu?
Đau thượng vị dạ dày được xếp vào loại bệnh tương đối nguy hiểm. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau thượng vị dạ dày. Tình trạng đau thượng vị dạ dày thường cấp tính. Đôi khi cơn đau cũng âm ỉ kéo dài trong thời gian nhiều giờ, nhiều ngày,… tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.

Một số bệnh lý có thể gây ra đau thượng vị như
- Trào ngược dạ dày. Viêm loét dạ dày tá tràng. Xuất huyết dạ dày gây đau tức vùng thượng vị, có khi buồn nôn.
- Do tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh.
- Bệnh nhân không tiêu hóa được đường lactose trong thực phẩm.
- Do ảnh hưởng của thai kỳ.
- Bệnh lý về túi mật hoặc sỏi mật. (thường kèm theo đắng miệng). Viêm tuyến tụy. Ung thư tuyến tụy.
Trong đó, đau thượng vị do các vấn đề dạ dày là những nguyên nhân phổ biến nhất. Thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học dễ gây ra các vấn đề này.

Những biến chứng của đau thượng vị dạ dày
Đau vùng thượng vị dạ dày có thể gây ra những biến chứng tương đối nghiêm trọng cho cơ thể.
- Nguy cơ ung thư thực quản, ung thư dạ dày.
- Biến chứng hẹp thực quản.
- Nguy cơ nhiễm trùng thực quản.
- Biến chứng nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.
- Suy dinh dưỡng, sụt cân.
Triệu chứng của người bị đau thượng vị dạ dày
Những triệu chứng dưới đây cảnh báo bạn đang bị đau vùng thượng vị dạ dày:
- Cảm giác nóng và nôn nao vùng thượng vị (khu vực thượng vị xem ảnh bên dưới).
- Khi bắt đầu ăn bạn sẽ cảm thấy chán ăn, không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng và không ăn được nhiều. Tình trạng này có thể khiến bạn sụt cân.
- Cơn đau bụng vùng thượng vị có thể giảm một chút khi bạn đi tới đi lui nhưng không đáng kể lắm.
- Một số người có cảm giác khàn tiếng hoặc đau họng gây ra nhiều khó chịu.
Chi tiết: Triệu chứng đau vùng thượng vị dạ dày
Chẩn đoán đau vùng thượng vị
Trước hết các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để biết chính xác nguyên nhân gây đau thượng vị mà bạn gặp phải. Bạn có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máy hoặc nước tiểu để xem xét các vấn đề như nhiễm trùng có xảy ra hay không. Cách này cũng giúp bác sĩ phát hiện một số vấn đề gan mật.
- Chụp X – quang để kiểm tra các vấn đề về túi mật, sỏi mật trong trường hợp trào ngược dạ dày kèm theo đắng miệng.
- Siêu âm và nội soi dạ dày để phát hiện các vấn đề đến từ dạ dày của bạn.
Xử trí thế nào khi bị đau vùng thượng vị dạ dày?
Các biến chứng do đau thượng vị dạ dày nguy hiểm nhất là: thủng dạ dày tá tràng, đau thượng vị do ngộ độc thực phẩm, viêm ruột, viêm mật, xuất huyết tiêu hóa,…
Khi bạn cảm thấy có các dấu hiệu sau cần cấp cứu ngay:
- Đau tức thượng vị, đau đầu nghiêm trọng, choáng váng, đau thượng vị buồn nôn và nôn.
- Nôn, ho, đi ngoài hoặc tiểu ra máu.
- Đau thượng vị kèm dấu hiệu buồn ngủ, khó thở, tay chân run, thở chậm.
- Đau bụng thượng vị kèm theo sốt, ớn lạnh.
- Đi kèm tình trạng vàng da, vàng mắt.
Lưu ý: Các chuyên gia khuyên bạn nên lưu vào phím tắt số điện thoại của người thân để thuận tiện trong tình huống khẩn cấp. Ngoài ra có thể gọi số điện thoại cấp cứu y tế 115 để được cấp cứu kịp thời.
Cách chữa đau vùng thượng vị dạ dày

1. Sử dụng thuốc chữa đau thượng vị
- Nếu vấn đề của bạn xuất phát từ dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc kháng axit dạ dày, thuốc bao vết loét cũng được sử dụng như Mucosta, Rebamipid, Sucralfat,…
- Các thuốc kháng sinh cũng được chỉ định để điều trị những tổn thương dạ dày gây ra cơn đau thượng vị. Tuy nhiên khi dùng kháng sinh cần theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Đối với các vấn đề khác gây đau thượng vị dạ dày liên quan đến mật, tiết niệu,… bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các thuốc khác, tiểu phẫu để lấy sỏi mật,…
2. Chữa đau thượng vị bằng các mẹo đơn giản tại nhà
Bệnh nhân đau thượng vị nhẹ, mới mắc phải các triệu chứng đau thượng vị có thể áp dụng một số mẹo dân gian đơn giản, an toàn và dễ thực hiện. Bạn có thể tham khảo một số cách để giảm khó chịu do đau thượng vị gây ra:
Trị đau vùng thượng vị bằng gừng
Với gừng, có thể dùng từ 5 – 10g pha với nước ấm để uống. Ngoài ra có thể cho thêm vài lát gừng vào trà cũng có tác dụng chữa đau vùng thượng vị rất hiệu quả.
Một số món ăn hàng ngày, nhất là các món ấm như cháo, canh, súp,… cũng có thể cho thêm gừng và các gia vị như hành, tiêu,… để làm ấm cơ thể, giảm đau thượng vị.
Lưu ý: Tránh dùng gừng trong một số trường hợp:
- Bệnh nhân đang điều trị bằng aspirin và coumarin. Chỉ được dùng gừng cách thời gian dùng thuốc ít nhất 4 giờ.
- Bệnh nhân sau khỉ mổ, ho ra máu, xuất huyết,… không dùng gừng.
- Người bị vã mồ hôi, sốt cao, cảm nắng cũng không nên dùng.
- Người bệnh tiểu đường, tim mạch, phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, không dùng thường xuyên và kéo dài.
Cách chữa đau thượng vị với nước muối pha
Dùng nước muối pha với bệnh nhân đau thượng vị sẽ giúp giảm các triệu chứng co thắt các cơ, kháng viêm, giảm vi khuẩn,… Đây là cách chữa đau thượng vị rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần pha muối hột với một ít nước nóng và uống từng hớp nhỏ.
Cách này cũng giúp bạn giảm cảm giác chướng bụng, đầy hơi sau bữa ăn.
3. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho bệnh nhân đau thượng vị dạ dày
Dinh dưỡng và sinh hoạt là những vấn đề có ảnh hưởng rất quan trọng đến tình trạng bệnh của người bị đau thượng vị dạ dày. Có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lí sẽ giúp cho bệnh nhân đau thượng vị dạ dày kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình.
- Bệnh nhân bị đau vùng thượng vị dạ dày cần bổ sung những thững phẩm có tính mát. Những thực phẩm giải độc gan: rau xanh, hoa quả tươi có tính mát và giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,…
- Nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị mạnh.
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Bạn cũng có thể dùng các loại nước ép trái cây để vừa cung cấp nước, vừa cung cấp vitamin cho cơ thể.
- Nên hạn chế các đồ uống có gas và các chất kích thích.
Có rất nhiều cách chữa bệnh đau vùng thượng vị dạ dày hiệu quả, bài viết chỉ cung cấp cho người bệnh những phương pháp tốt nhất hiện nay, giúp loại bỏ nhanh căn bệnh này. Lưu ý, đau thượng vị dạ dày là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tương đối nguy hiểm. Do đó bạn cần có biện pháp can thiệp, điều trị phù hợp cũng như sinh hoạt hợp lí. Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe.
Video nguyên nhân và cách khắc phục, điều trị đau vùng thượng vị dạ dày
chao ban minh hien tai dau thuong vi gio muon khoi lam bang chach nao giup minh voi
Bạn đã áp dụng những cách ở trên chưa? Áp dụng trong 1 tuần, nếu thấy ko đỡ thì đi khám nha bạn, xem nguyên nhân thực sự là gì, bởi thượng vị chứa rất nhiều cơ quan khác nhau, triệu chứng đau có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó, cần kiểm tra mới biết chính xác dc.