Thành phần của thuốc Kit chữa đau dạ dày và cách sử dụng

Thứ Ba, 06-03-2018

Thuốc Kit là loại thuốc thường được sử dụng trong chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn Hp. Để đảm bảo tính an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, người bệnh nên tìm hiểu kỹ về thành phần, cách sử dụng thuốc, đồng thời lường trước được những tác dụng phụ có thể xảy ra nhằm có phương án xử lý đối phó kịp thời nếu không may gặp phải.

Tổng quan về thuốc Kit chữa đau dạ dày

Thuốc Kit chứa thành phần gì?

Trong thành phần của thuốc dạ dày Kit có sự kết hợp của 3 loại thuốc là Lansoprazole ( 30mg), Tinidazole (500mg) và Clarithromycin (250mg). Trong đó:

Thành phần thuốc Kit chữa đau dạ dày

  • Lansoprazole: Là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm lượng axit được sản sinh trong dạ dày. Từ đó giúp các vết loét trong dạ dày mau lành, giảm nhanh các triệu chứng ợ chua, ợ nóng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra.
  • Tinidazole và Clarithromycin: Đây là hai loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng. Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển các loại vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Hai loại thuốc này phối hợp với nhau sẽ giúp làm tăng sức mạnh loại trừ vi khuẩn Hp gây bệnh dạ dày.

Công dụng- chỉ định

Thuốc Kit thường được chỉ định trong các trường hợp bị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra như:

  • Bệnh đau dạ dày
  • Viêm loét dạ dày
  • Bệnh viêm dạ dày mãn tính
  • Loét tá tràng

 Những đối tượng không nên sử dụng thuốc Kit chữa dạ dày

  • Trẻ nhỏ
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người bị dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần của thuốc
  • Bệnh nhân có rối loạn chức năng gan
  • Bệnh nhân bị ung thư dạ dày

Thận trọng

Cần chú ý đề phòng khi chỉ định và sử dụng thuốc Kít chữa đau dạ dày cho người bị suy gan, suy thận. Tránh sử dụng rượu bia trong quá trình sử dụng thuốc

 Bạn sẽ gặp những tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc Kit?

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn gặp bất kì dấu hiệu bất thường nào cho thấy đang bị dị ứng nghiêm trọng với thành phần của thuốc như: Nôn ói nhiều, khó thở, sưng phù mặt, môi, lưỡi cũng như đường thở.

Các tác dụng phụ thường gặp cũng không nên chủ quan:

  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
  • Tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng
  • Viêm lợi, nhiệt miệng, nổi phát ban ngứa
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh
  • Có cảm giác bồn chồn trong người
  • Đau và yếu ở các cơ, người có cảm giác mềm nhũn
  • Ho, đau họng
  • Co giật

Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào sử dụng thuốc cũng gặp phải những tác dụng phụ kể trên. Danh sách này cũng không phản ánh được đầy đủ hết các tác dụng phụ của thuốc Kit. Vì vậy nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào xảy ra với cơ thể trong quá trình sử dụng loại thuốc này bạn nên hỏi lại bác sĩ điều trị trước khi tiếp tục uống.

Thuốc Kit có thể tương tác với những loại thuốc nào?

Việc tương tác giữa các loại thuốc khác với thuốc Kit có thể làm giảm tác dụng của chúng hoặc gây ra những phản ứng nguy hại cho sức khỏe. Loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng chung với các thuốc như:

  • Theophilline
  • Terfenadine
  • Astemizole
  • Itraconazole
  • Cisapride
  • Thuốc uống chống đông
  • Thuốc bổ sung chất sắt
  • Ampicillin

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc này, hãy thông báo cho bác sĩ biết khi đi khám bệnh để tránh sử dụng chúng cùng lúc trong đơn thuốc.

Cách sử dụng thuốc Kit chữa đau dạ dày

– Liều dùng tấn công: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên Lansoprazole + 1 viên Clarithromycin + 1 viên Tinidazole. Dùng trong 7 ngày liên tiếp.

– Liều dùng duy trì: Uống 1 viên Lansoprazole 30mg x 1 lần/ ngày trong 3 tuần liên tiếp.

– Thời điểm sử dụng thuốc: 

  • Lansoprazole: Nên uống trước khi ăn 60 phút hoặc sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ
  • Clarithromycin & Tinidazole: Cầ n uống sau khi ăn no để tránh gây hại cho dạ dày, hạn chế tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...

Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?

Nhiều người đang lo lắng không biết ăn hải sản bị đau bụng nên làm...

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây khó thở?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng nhiều người ở nhiều lứa tuổi...