Nizatidine là thuốc kháng histamin H2 thường được bác sĩ kê đơn cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cùng nhiều chứng bệnh khác liên quan đến tình trạng dư thừa axit dạ dày. Dưới đây là những khuyến cáo về công dụng, liều dùng cũng như những tác dụng phụ của thuốc Nizatidine bạn cần nắm rõ để quá trình sử dụng thuốc mang lại hiệu quả cao và an toàn.
Thông tin về thuốc Nizatidine
Thành phần thuốc: Nizatidine
Nhóm thuốc: Thuốc kháng histamin H2
Dược động học
Nizatidine có khả năng hấp thu nhanh và hoàn toàn qua nước tiểu. Thành phần của thuốc đạt được nồng độ cao nhất trong huyết tương chỉ sau khoảng 2 giờ sử dụng. Thuốc được chuyển hóa qua gan và có khả năng đi qua dịch não tủy, nhau thai và sữa mẹ. Khả năng thải trừ Nizatidine qua thận đạt tỷ lệ trên 60% dưới dạng không được chuyển hóa.
Công dụng của thuốc Nizatidine trong chữa bệnh viêm loét dạ dày
Thuốc Nizatidine được sử dụng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày và ngăn ngừa bệnh tái phát nhờ tác dụng làm ngăn cản tiết dịch vị dạ dày và làm giảm nồng độ axit HCl có trong dịch vị dạ dày. Thông qua đó thuốc cũng giúp làm giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị và giúp các vết loét trong dạ dày nhanh lành hơn.
Ngoài ra thuốc còn được bác sĩ kê đơn trong các trường hợp mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, loét tá tràng, viêm thực quản ăn mòn do ảnh hưởng của tình trạng tiết quá nhiều axit trong dạ dày.
Chỉ định
Đối với những người bị viêm loét dạ dày tiến triển thuốc Nizatidine được chỉ định trong khoảng 8 tuần để chữa các vết loét. Ghi nhận hầu hết các trường hợp vết loét đều lành sau khoảng 4 tuần dùng thuốc Nizatidine kết hợp với các loại thuốc điều trị bệnh khác
Nizatidine cũng được sử dụng liều thấp duy trì trong khoảng 1 năm đối với các trường hợp bị loét tá tràng tiến triển. Thuốc được sử dụng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Trường hợp bị viêm thực quản có vết loét và xước trong thực quản hay trào ngược dạ dày thực quản thuốc Nizatidine được dùng liên tục khoảng 12 tuần. Chứng ợ nóng được cải thiện đáng kể sau 1 ngày sử dụng thuốc điều trị.
Chống chỉ định
Không dùng Nizatidine cho các trường hợp bị mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc. Riêng các trường hợp phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em, người cao tuổi nên cân nhắc kỹ lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc Nizatidine
- Thiếu máu, giảm tiểu cầu
- Nổi mề đay, ngứa ngáy ngoài da, đổ mồ hôi, đỏ da, viêm da bong vảy
- Tổn thương tế bào gan, vàng da, ứ mật. Những tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khi ngưng sử dụng thuốc
- Mất tập trung , hay quên, chứng lú lẫn tâm thần thoáng qua hiếm khi gặp phải nhưng cũng cần đề phòng
- Suy giảm ham muốn tình dục
- Phản ứng quá mẫn: Co thắt phế quản, sưng mặt, miệng và họng
- Sốt, buồn nôn, tăng axit uric trong máu
- Tiêu chảy, miệng tiết nhiều nước bọt, chảy nước mắt, co đồng tử… khi sử dụng thuốc quá liều. Khi gặp tình huống này cần xử lý bằng cách gây nôn, dùng than hoạt và đến bệnh viện để được theo dõi lâm sàng, rửa ruột.
Liều lượng sử dụng thuốc
– Ở người lớn:
+ Điều trị bệnh viêm loét dạ dày: Dùng liều duy nhất 300mg vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 150mg.
+ Điều trị loét tá tràng: trong giai đoạn tiến triển mỗi ngày uống 1 lần x 300mg, liều dùng duy trì là 150mg/ ngày. Uống thuốc vào buổi tối.
+ Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản: Mỗi lần uống 150mg x 2 lần/ ngày. Trường hợp bị nặng dùng 300mg x 2 lần/ ngày.
+ Người bị viêm thực quản ăn mòn: Mỗi lần dùng 150-300 mg x 2 lần/ ngày
– Trẻ em: Liều dùng thuốc Nizatidine tính theo trọng lượng cơ thể (kg) như sau
+ Trẻ từ 1-4 tuổi: Mỗi ngày uống 10mg/ kg , chia làm 2 lần uống trong ngày
+ Trẻ em từ 4-11 tuổi: Ngày dùng 6mg/ kg, chia làm 2 lần uống
Ngoài ra, thuốc Nizatidine có thể được sử dụng cho nhiều mục đích điều trị khác không được đề cập ở trên . Đây là thuốc kê đơn và việc chỉ định cũng như sử dụng phải hết sức thận trọng để đảm bảo sử dụng đúng mục đích để không gây hại cho sức khỏe.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Bài được quan tâm
Thuốc dòng họ Nguyễn Thu chữa vi khuẩn Hp dạ dày tốt không?
Giá như tôi biết đến phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày của dòng họ Nguyễn Thu sớm hơn…
Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?
Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?
Công dụng thuốc Nizatidine trong chữa bệnh viêm loét dạ dày
Cách chấm dứt tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài
Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?
Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?
Bệnh XUẤT HUYẾT DẠ DÀY nguy hiểm chết người
Có thể chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!