Xuất huyết dạ dày hay chảy máu đường tiêu hóa là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Hiểu rõ về bệnh xuất huyết dạ dày và có hướng xử lí chủ động đối với bệnh lý này là rất cần thiết.
1.Đôi nét về bệnh xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày (xuất huyết tiêu hóa, chảy máu đường tiêu hóa) là bệnh lý xảy ra khi có hiện tượng máu chảy tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa của bạn như:
- Thực quản.
- Ruột non.
- Ruột già (còn gọi là đại tràng)
- Dạ dày.
- Trực tràng.
- Phần ống tiêu hóa gần hậu môn.
Thông thường, xuất huyết dạ dày được xem là cảnh báo cho nhiều bệnh đường tiêu hóa gây ra vết thương hở.
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày bao gồm:
Xuất huyết dạ dày thông thường sẽ xuất hiện do một số nguyên nhân chính, thường là do tiến triển nặng của các bệnh lý đường tiêu hóa khác, chẳng hạn như:
- Bệnh loét dạ dày tiến triển nặng gây xuất huyết dạ dày trên vết loét.
- Viêm dạ dày tiến triển nặng, gây chảy máu trong dạ dày.
- Những bệnh nhân bị loét thực quản.
- Xuất huyết dạ dày trên tổn thương do ung thư dạ dày.
- Viêm loét niêm mạc dạ dày gây xuất huyết do ngộ độc, nuốt nhầm các hóa chất, dung dịch,…
- Người mắc bệnh Crohn, polyps dạ dày.
Ngoài những nguyên nhân trực tiếp do các bệnh lý đường tiêu hóa, thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe dạ dày và làm tăng nguy cơ gây ra xuất huyết dạ dày:
- Người lạm dụng nhiều rượu bia, thuốc lá cũng như các chất kích thích khác sẽ có thể làm tăng tình trạng tiết acid dạ dày ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc.
- Những bệnh nhân gặp phải tình trạng căng thẳng kéo dài cũng có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình tiêu hóa, gây tăng tiết acid và bào mòn niêm mạc dạ dày.
- Bệnh nhân lạm dụng các loại thuốc điều trị, đặc biệt là các thuốc giảm đau như aspirin, corticoid, thuốc đông máu,… sẽ ảnh hưởng không tốt nên niêm mạc dạ dày.
- Người lạm dụng các loại thực phẩm, gia vị cay nóng trong chế độ dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và nguy cơ xuất huyết.
Dấu hiệu thường gặp:
- Xuất hiện tình trạng đau tăng dần vùng thượng vị. Một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng đau dữ dội.
- Cơn đau vùng thượng vị còn có thể lan xuống vùng bụng, gây ra tình trạng cứng bụng, khó chịu.
- Xuất huyết dạ dày cũng khiến cho đại tiện của bệnh nhân có phân màu đen như bã cà phê. Khi đi ngoài thường có mùi tanh nồng của máu, mùi hắc rất khó chịu.
- Đặc biệt, với những trường hợp xuất huyết dạ dày ồ ạt, chảy máu dạ dày nặng có thể lẫn máu tươi trong phân.
- Bệnh nhân xuất huyết dạ dày có thể kèm theo tình trạng nôn ra máu lẫn theo thức ăn. Tùy mức độ xuất huyết dạ dày mà bệnh nhân có thể nôn ra máu tươi, máu vón cục lẫn thức ăn, máu có màu nâu hồng,…
- Một số triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như yếu đuối, mệt mỏi, khó thở, da có dấu hiệu nhợt nhạt.
2. Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày là tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân. Tình trạng xuất huyết dạ dày không chỉ gây ra những cơn đau đớn khó chịu kéo dài, tình trạng chảy máu đường tiêu hóa còn khiến cho tính mạng bệnh nhân bị đe dọa do mất máu kéo dài.
Biến chứng xuất huyết dạ dày mức độ nặng: cơ thể có thể bị sốc, co giật, bệnh nhân có thể suy hô hấp do thiếu oxy trong máu, huyết áp tăng, suy tim, tái nhợt, tay chân lạnh, chóng mặt hoa mắt… Đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm, có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.
Biến chứng xuất huyết dạ dày mức độ nhẹ: Thường ít nguy hiểm hơn, có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, nhợt nhạt,… Tuy nhiên không vì thể mà bệnh nhân chủ quan, bởi tình trạng xuất huyết dạ dày dù nhẹ vẫn có thể âm ỉ và có thể dẫn đến suy tim do thiếu máu.
Dù xuất huyết dạ dày nặng hay nhẹ đều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng bệnh nhân. Chính vì vậy xử lí nhanh khi phát hiện xuất huyết dạ dày là đặc biệt quan trọng và cần thiết.
3. Làm gì khi bị xuất huyết dạ dày
Thông thường, xuất huyết dạ dày thường được chẩn đoán bằng các biện pháp như chẩn đoán bằng các biện pháp nội soi hoặc soi đại tràng hoặc chẩn đoán bằng biện pháp khám trực tràng kỹ thuật số, các phương pháp xét nghiệm.
Xuất huyết đường tiêu hóa là tình trạng cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như bảo vệ tính mạng. Thông thường, điều trị xuất huyết tiêu hóa thường tập trung vào một số biện pháp cầm máu và chống xuất huyết. Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể được chỉ định truyền máu, truyền tĩnh mạch. Đối với các thương tổn lớn trong dạ dày và hệ tiêu hóa có thể phải can thiệp bằn g biện pháp phẫu thuật.
Có thể bạn quan tâm:
Trên đây là một số kiến thức bạn cần biết xoay quanh vấn đề “xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?” được nhiều bạn đọc quan tâm thời gian gần đây. Xuất huyết dạ dày là bệnh lý tiêu hóa mà bệnh nhân cần phải thận trọng, không được chủ quan để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy cơ đe dọa tính mạng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dạ dày để có thể chủ động can thiệp sớm và có các biện pháp xử trí phù hợp.
Bài được quan tâm
Thuốc dòng họ Nguyễn Thu chữa vi khuẩn Hp dạ dày tốt không?
Giá như tôi biết đến phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày của dòng họ Nguyễn Thu sớm hơn…
Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?
Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?
Công dụng thuốc Nizatidine trong chữa bệnh viêm loét dạ dày
Cách chấm dứt tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài
Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?
Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?
Bệnh XUẤT HUYẾT DẠ DÀY nguy hiểm chết người
Có thể chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!