Bị đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì, chữa thế nào?

Thứ Ba, 06-03-2018

Bác sĩ ơi, thời gian gần đây tôi hay bị đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng không biết cụ thể là mình đang mắc bệnh gì. Khi đi đại tiện quan sát thấy phân lúc thì nát và loãng như nước, đôi khi lại còn có cả thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Tôi đang rất lo lắng về tình trạng của mình. Mong bác sĩ có thể sớm trả lời tôi và hướng dẫn cách điều trị. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!

(Trần Văn Truyền – Hà Nội)

dau-bung-di-ngoai-nhieu-lan-trong-ngay-la-benh-gi.jpg

TRẢ LỜI THẮC MẮC:

Đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Bạn thân mến! Đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày là dấu hiệu cảnh báo đường tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Khi đau bụng đi ngoài liên tục sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, sức khỏe giảm sút, ăn không ngon miệng, … Vấn đề này cần được khắc phục càng sớm càng tốt để chức năng tiêu hóa được phục hồi. Sau đây là câu trả lời đi đại tiện nhiều lần trong ngày là bệnh gì dành cho bạn:

1. Bệnh rối loạn tiêu hóa

Đây chính là chứng bệnh phổ biến nhất gây nên tình trạng đau bụng đi ngoài liên tục. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau: nhiễm virus (các loại virus phổ biến như Rotavirus, Adenovirus, Caliciviruses, Astrovirus, …); nhiễm ký sinh trùng (các loại ký sinh trùng như Entamoeba Histolytica, Giardia Lamblia, Cryptosporidium, … xâm nhập qua con đường ăn uống không đảm bảo vệ sinh); ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn (các vi trùng Staphylococcus Aureus, Clostridium Perfringens, Bacillus Cereus, Escherichia coli dính trên các loại bánh, sữa, thịt, trứng,…); lạm dụng thuốc chữa bệnh (đặc biệt là các thuốc kháng sinh).

Một trong những nguyên nhân trên đây sẽ khiến bạn phải đi đại tiện nhiều lần vào buổi sáng, phân nhão không thành khuôn. Thời gian khác trong ngày thì đi đại tiện sẽ ít hơn. Thường thì rối loạn tiêu hóa sẽ tự hết sau 2 – 3 ngày khi các nguyên nhân gây bệnh đã suy yếu.

2. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi chứng đại tràng co thắt là tình trạng rối loạn chức năng đường tiêu hoá và thay đổi về mức độ nhu động ruột. Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bệnh lý này đang có dấu hiệu xuất hiện ngày càng nhiều tại nước ta gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Theo các chuyên gia về tiêu hóa thì những nhóm yếu tố dưới đây thường xuyên mắc phải căn bệnh này: Tuổi tác (Đại tràng co thắt có thể gặp ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 30 – 40 tuổi); Giới tính (Các số liệu đều cho biết nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới với tỷ lệ gấp 2 đến 4 lần); Di truyền (Những gia đình có người mắc phải hội chứng ruột kích thích có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường); Tâm lý (Cơ thể thường xuyên bị căng thẳng, stress trong một thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây co thắt đại tràng).

dau-bung-di-ngoai-lien-tuc-co-the-la-hoi-chung-ruot-kich-thich.jpg

Để chắc chắn là bệnh hội chứng ruột kích thích thì ngoài triệu chứng đi ngoài nhiều lần liên tục bạn có thể dựa thêm vào những triệu chứng sau để có kết luận chính xác. Bao gồm: đau vùng bụng âm ỉ hoặc quặn đau trong một thời gian; đầy bụng, trướng bụng, sinh hơi, bụng luôn có cảm giác khó chịu; buồn nôn, khó tiêu, có cảm giác cục vướng ở họng; vùng hậu nóng, liên tục co bóp rất khó chịu, chỉ đỡ khi đi ngoài xong và lặp lại như thế; cảm thấy đau lưng, mệt mỏi, khó ngủ, đau cơ.

3. Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng (ruột già) bị viêm nhiễm. Khi mức độ viêm nhiễm ở mức nghiêm trọng thường khiến bệnh nhân đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày. Viêm đại tràng thường gây đau ở vùng bụng dưới rốn. Cơn đau thường âm ỉ, đôi khi quặn thắt ở những vùng nhỏ hoặc đau tất cả phần đại tràng kèm bụng bị đầy hơi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh viêm đại tràng như nhiễm vi khuẩn, virus (Shigella ,Campylobacter, E. coli , và C. difficile); tắc nghẽn động mạch cung cấp máu cho đại tràng; bệnh Crohn. Viêm đại tràng rất nguy hiểm vì nó có thể gây xuất huyết đại tràng hay thủng đại tràng nếu bệnh không được phát hiện.

Vì lượng thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi quá ít nên không thể kết luận được chính xác bạn đang mắc căn bệnh gì. Chính vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên đi tới các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám cụ thể. Sau khi đã biết được là bệnh gì thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, bạn chỉ cần làm theo những gì mà bác sĩ hướng dẫn đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Cách chữa trị khi bị đau bụng đi ngoài liên tục

Mỗi căn bệnh đều có cách điều trị khác nhau vì thế chúng tôi không thể tự ý chỉ cho bạn cách điều trị. Nhưng chúng tôi có một vài lời khuyên cho bạn mong rằng đó sẽ là cẩm nang tốt để bạn có thể giảm tạm thời tình trạng đau bụng đi ngoài. Những lưu ý đó bao gồm:

+ Thứ nhất, xây dựng lại chế độ ăn uống một cách khoa học và hợp lý. Khi đang đi đại tiện nhiều lần trong ngày thì tuyệt đối không được ăn thức ăn lạ, đồ ăn gây lạnh bụng như tôm, cua, ốc, hến, ..; giảm thiểu ăn các món chiên xào.

bo-sung-chat-xo-trong-bua-an-giup-giam-trieu-chung-dau-bung-di-ngoai-lien-tuc.jpg

 

+ Thứ hai, việc đi ngoài liên tục sẽ khiến cơ thể mất rất nhiều nước vậy nên để tránh sức khỏe suy kiệt thì bạn cần bù nước cho cơ thể sau khi đi cầu. Bạn có thể uống nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây tươi nhưng đề bù nước hiệu quả thì nên bổ sung các loại nước có chứa muối khoáng như Oresol. Đây là thuốc đặc hiệu dùng để bù nước và điện giải, bổ sung năng lượng, phòng chống nguy cơ trụy tim mạch khi bị tiêu chảy, sốt cao, nôn và tiêu hao năng lượng do lao động nặng hoặc chơi các môn thể thao quá sức gây mất nước và chất điện giải.

+ Thứ ba, bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, khoai lang, cơm trắng, … bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng thực phẩm chứa tinh bột giúp điều trị hiệu quả chứng tiêu chảy. Khi chế biến thì bạn không được cho đường hoặc đổ quá nhiều muối bởi chúng sẽ khiến tình trạng đi ngoài nặng hơn.

Chúng tôi vừa giúp bạn giải đáp những vấn đề mà bạn thắc mắc. Mong rằng bệnh của bạn sẽ nhanh khỏi và sức khỏe ngày càng tốt hơn. Hẹn gặp lại trong bài viết gần nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...

Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?

Nhiều người đang lo lắng không biết ăn hải sản bị đau bụng nên làm...

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây khó thở?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng nhiều người ở nhiều lứa tuổi...