Bị đầy bụng khó tiêu buồn nôn là bệnh gì? làm sao chữa trị?

Thứ Sáu, 13-10-2017

Đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu là một nhóm các triệu chứng của rất nhiều bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra một số rối loạn khác cũng khiến bạn gặp phải tình trạng đầy bụng khó tiêu buồn nôn. Đó là những bệnh gì? Làm thế nào để chữa trị hiệu quả nhất. Dưới đây là một số thông tin bạn nên biết.

Bị đầy bụng khó tiêu buồn nôn là bệnh gì? làm sao chữa trị?-1

Triệu chứng đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu

Thông thường, những người bị đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu như:

1. Đầy hơi

Đây là một trong những triệu chứng hàng đầu và thường gặp nhất ở người bị đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu. Những dấu hiệu đầy hơi có thể diễn ra ngay sau khi ăn hoặc kéo dài đến vài giờ sau bữa ăn.

2. Khó chịu vùng bụng

Tình trạng này rất thường gặp ở người bị đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu. Cảm giác khó chịu thường bao gồm đầy bụng sau bữa ăn, khó tiêu, nóng rát vùng bụng, thượng vị, xuất hiện các cơn đau vùng bụng, căng cứng vùng bụng.

3. Buồn nôn

Buồn nôn có thể gặp sau bữa ăn hoặc kéo dài từ 1 – 2 h sau khi ăn. Đây cũng là một trong những triệu chứng chính gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Cảm giác buồn nôn thông thường sẽ xuất hiện cùng lúc với những triệu chứng đầy bụng, đau bụng, và khó chịu râm ran kéo dài.

Trên thực tế, đầy hơi, buồn nôn, khó chịu vùng bụng có tần suất rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Đôi khi tình trạng khó chịu này sẽ tự chấm dứt sau một khoảng thời gian và không cần can thiệp. Tuy nhiên, một số triệu chứng đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu lại tiềm ẩn một số bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu gặp phải tình trạng này bạn cần can thiệp kịp thời để cải thiện sức khỏe.

Bị đầy bụng khó tiêu buồn nôn là bệnh gì? làm sao chữa trị?-2

Những nguyên nhân gây đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu

Bên cạnh những rối loạn tiêu hóa thông thường có thể tự khỏi sau một thời gian, một số bệnh lý khác cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta, bao gồm các loại bệnh lý như:

  • Bệnh viêm dạ dày ruột là một trong những bệnh lý gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa rất thường xuyên.
  • Hội chứng ruột kích thích cũng là một trong những bệnh lý khiến cho những cơn co thắt, các cơn đau bụng khó chịu sẽ xuất hiện trong ruột già.
  • Tình trạng không dung nạp lactose cũng có thể khiến cho đầy hơi và khó chịu xảy ra do thành phần lactose không được tiêu hóa gây ứ đọng.
  • Viêm dạ dày ruột, viêm loét đại tràng, viêm dạ dày, viêm thực quản cũng là những bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến lượng acid dạ dày bị rối loạn. Nhóm bệnh lý này thường gây ra đau bụng âm ỉ, ăn uống sẽ khó tiêu, đầy bụng, có cảm giác buồn nôn và gây nôn.
  • Người bị táo bón kéo dài cũng sẽ gây khó chịu, đau bụng khó tiêu và đầy hơi. Táo bón thông thường sẽ đi ngoài từ 3 lần/tuần trở xuống. Táo bón thường kéo dài khoảng 2 – 3 tuần hoặc hơn tùy theo tình trạng sức khỏe của bé.
  • Nhiễm Helicobacter pylori – một dạng vi khuẩn trong đường tiêu hóa cũng sẽ khiến cho bệnh nhân mắc loét dạ dày tá tràng gặp phải những cơn đau dạ dày khó chịu kèm theo buồn nôn, khó tiêu.
  • Dị ứng, nhất là dị ứng thức ăn cũng có thể gây ra các phản ứng đau bụng, buồn nôn, khó tiêu. Tuy dị ứng không phải là một dạng bệnh mắc phải mà liên quan nhiều đến yếu tố cơ địa của bệnh nhân.
  • Bệnh tắc ruột cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hóa. Thông thường người bị tắc ruột sẽ có các vấn đề như sưng đau, tiêu chảy, buồn nôn và khó chịu kéo dài.
  • Các bệnh về tuyến tụy, nhất là ung thư tụy cũng khiến cho hệ tiêu hóa rối loạn, gây ra các dấu hiệu buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng. Bên cạnh đó, những bệnh về tuyến tụy thường gây ra những cơn đau quặn rất khó chịu.

Một số nguyên nhân khác không do bệnh lý:

  • Người lạm dụng ma túy, rượu bia thuốc lá và các chất kích thích khác cũng có thể gây ra buồn nôn, khó tiêu và đầy bụng. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng gặp phải tình trạng uể oải, mệt mỏi, chán ăn và sút cân.
  • Người sử dụng một số loại thuốc quá liều có thể gây ra khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, choáng váng, chóng mặt, buồn ngủ. Ngoài ra một số loại thuốc khi dùng quá liều còn có thể gây ra hôn mê, sốc phản vệ, ảnh hưởng lớn đến tính mạng.
  • Say tàu xe cũng có thể gây ra buồn nôn, nôn và khó tiêu, đầy bụng khi  sử dụng các loại phương tiện di chuyển như tàu thuyền, xe, máy bay,… thông thường say tàu xe thường kéo dài xuyên suốt thời gian sử dụng các loại phương tiện di chuyển này.
  • Nuốt phải dị vật cũng có thể gây ra một loạt triệu chứng như ho, nghẹt thở, nôn mửa, đầy bụng khó tiêu, đau họng, khó thở,… và một số triệu chứng khác.
  • Căng thẳng kéo dài cũng có thể gây rối loạn tăng tiết acid dạ dày và khiến cho quá trình tiêu hóa của bạn gặp nhiều ảnh hưởng.

Bị đầy bụng khó tiêu buồn nôn là bệnh gì? làm sao chữa trị?-3

Điều trị đầy bụng buồn nôn khó tiêu

Để cải thiện tình trạng đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu, tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp điều trị khác nhau. Khi đã biết bị bệnh trĩ, một số phương pháp phổ biến có thể được áp dụng như:

  • Điều trị với các thuốc kháng acid như Alka-Seltzer, Maalox, Mylanta, Rolaids, Riopan giúp trung hòa acid dạ dày đối với những bệnh nhân gặp các rối loạn dạ dày, tiêu hóa.
  • Một số nhóm thuốc kháng H2 như Tagamet, Zantac, Pepcid cũng được chỉ định sử dụng để cải thiện tình trạng acid tăng cao gây buồn nôn, đầy bụng khó tiêu.
  • Đối với nguyên nhân nhiễm khuẩn có thể sử dụng kháng sinh hoặc phác đồ điều trị riêng biệt nếu là trường hợp nhiễm xoắn khuẩn H.Pylori để ngăn ngừa nguy cơ kháng thuốc.
  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI), Zegerid, Nexium, Aciphex, Prevacid,… cũng được chỉ định trong một số bệnh dạ dày, thực quản.
  • Các thuốc tăng nhu động ruột cũng có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa và giảm các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu.
  • Các bệnh về dạ dày có nguy cơ xuất huyết cao, một số thương tổn trong dạ dày – thực quản cũng có thể áp dụng các biện pháp phẫu thuật để can thiệp.
  • Bác sĩ cũng sẽ xem xét và điều chỉnh lại chế độ ăn riêng biệt tùy theo nguyên nhân gây bệnh để cải thiện tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm:

Buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu là vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống nhưng có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo những nguyên nhân cụ thể mà quá trình điều trị sẽ được điều chỉnh cho phù hợp nhất. Bạn nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của mình, đi thăm khám sớm để biết bị bệnh gì, từ đó có những can thiệp kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Các bài thuốc Đông y điều trị viêm dạ dày HP ai cũng dùng được

Thay vì phải sử dụng thuốc Tây có thể gây nên những tác dụng phụ...

Nếu không muốn dùng thuốc Tây thì đây là những bài thuốc dân gian trị viêm hang vị dạ dày bạn nên áp dụng ngay

Nhiều người bị viêm hang vị dạ dày thường có thói quen tìm đến Tây...

Các loại thuốc chữa đau dạ dày dạng bột

Hiện nay bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến, cứ 10 người...

Triệu chứng ngộ độc hải sản và cách chữa trị

Đối với những người có hệ miễn dịch kém thì rất dễ bị ngộ độc...