Tổng hợp các loại thuốc uống chống trào ngược dạ dày thực quản mà người bệnh có thể sử dụng để hạn chế tối đa những khó chịu của căn bệnh này. Đây là căn bệnh không chỉ gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống, trào ngược dạ dày còn khiến cho bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nặng nề hơn cho hệ tiêu hóa.

Triệu chứng trào ngược thực quản cần biết
Bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thường gặp phải một số triệu chứng phổ biến như:
- Vùng thượng vị có cảm giác nóng rát. Đôi khi cảm giác nóng rát lan ngược lên phía sau xương ức và lên tận cổ họng.
- Tình trạng ợ nóng này thường tăng lên sau khi ăn, nằm xuống hoặc ưỡn người về phía trước.
- Ợ chua, ợ nóng,… cũng là tình trạng khá phổ biến và xuất hiện với tần suất ngày càng thường xuyên hơn ở bệnh nhân.
Khi có các vấn đề về trào ngược, bệnh nhân có thể dùng một số loại thuốc chống trào ngược để khắc phục tình trạng khó chịu này.
Các loại thuốc uống chống trào ngược dạ dày thực quản
Nếu bạn đang gặp tình trạng khó chịu này và không biết bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì có thể tham khảo một số loại thuốc sau đây:
Nhóm thuốc tạo màng ngăn dạ dày thực quản
Tạo màng ngăn dạ dày, thực quản là giải pháp giúp làm giảm ảnh hưởng của axit dạ dày tác động lên thực quản. Các loại thuốc này sẽ giúp tạo lớp bọt nổi lên trên dịch vị dạ dày khi tiếp xúc với HCl. Từ đó hình thành lớp màng ngăn tự nhiên giữa dạ dày và thực quản. Qua đó làm giảm đáng kể tình trạng ợ hơi, ợ chua và những cơn đau thượng vị của chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Trong nhóm này phổ biến là các loại thuốc:
- Alginat.
- Sucralfat.
- Dimeticol (gel polysilan).
Trong nhóm này còn có một số loại thuốc kháng axit, kháng thụ thể H2 để làm giảm các tác nhân gây trào ngược trong dạ dày:
- Cimetidin.
- Ranitidin.
- Nizatidin.
- Famotidin.
Các nhóm thuốc ức chế bơm proton, qua đó bảo vệ niêm mạc dạ dày:
- Lansoprazol.
- Omeprazol.
- Esomeprazol.
- Rabeprazol.
- Pantoprazol.
Nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột
Bên cạnh các nhóm thuốc ngăn trào ngược dạ dày và bảo vệ niêm mạc, nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột cũng là những giải pháp giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày ở bệnh nhân. Cơ chế chủ yếu của các loại thuốc này là tác động lên các cơ ống tiêu hóa. Qua đó giúp thúc đẩy môn vị gia tăng vận động cũng như mở rộng môn vị. Tình trạng này giúp làm giảm đáng kể trào ngược ở bệnh nhân. Tuy nhiên các loại thuốc điều hòa nhu động ruột cũng khiến cho bệnh nhân có thể gặp các ảnh hưởng phụ như tăng trương lực ngoại tháp và gây buồn ngủ.
Một số thuốc thuộc nhóm này gồm có:
- Metopimazin, là nhóm thuốc chống nôn kháng tiết dopamin. Tác dụng chủ yếu giúp thay đổi vận động tiêu hóa nhưng không làm tăng sự vơi dạ dày. Do đó các thuốc điều trị phối hợp không bị cản trở hấp thu tiêu hóa.
- Domperidon, là thuốc kháng Dopaminergic ngoại biên. Qua đó giúp tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản, giúp làm với dạ dày. Tình trạng trào ngược qua đó cũng giảm đáng kể. (Không dùng cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày ruột, tắc ruột cũng như thủng ống tiêu hóa)
- Sulpirid, giúp làm tăng trương lực đoạn dưới cơ vòng thực quản, tăng nhu động ruột, với dạ dày. Tác dụng phụ của thuốc là gây buồn ngủ, bất lực và một số tác dụng phụ khác ở tuyến vú.
Lưu ý gì dùng thuốc uống chống trào ngược dạ dày
Đối với các loại thuốc uống chống trào ngược dạ dày, thực quản, bệnh nhân cần thăm khám và có chỉ định của bác sĩ trước khi tiến hành điều trị. Các loại thuốc uống điều trị trào ngược dạ dày có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp. Một số thuốc điều trị phối hợp có thể tác dụng lẫn nhau. Do đó bệnh nhân cần uống đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ để tránh làm mất tác dụng của các thuốc điều trị. Đặc biệt là đối với các loại thuốc phối hợp dùng xen kẽ với thuốc điều trị chính. Bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Cẩn thận đối với các trượng hợp chống chỉ định của thuốc.
Chúc bạn điều trị hiệu quả và sớm thoát khỏi tình trạng trào ngược dạ dày.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!