Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em “mẹ nên biết”

Thứ Sáu, 08-09-2017

So với người lớn, trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến do hệ tiêu hóa và vách ngăn dạ dày – thực quản của trẻ vẫn còn trong quá trình hoàn thiện. Chính vì vậy hiểu và biết cách xử trí đối với tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em sẽ giúp bố mẹ có các biện pháp chăm sóc tốt nhất cho trẻ. Dưới đây là một số chia sẻ hữu ích mà bạn nên tham khảo.

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em "mẹ nên biết"-1

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì?

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng axit dạ dày, các dịch tiêu hóa và một số thức ăn trong dạ dày bị trào từ dạ dày lên thực quản, gây sặc, nôn và nóng rát khó chịu cho trẻ. Tình trạng này còn có thể khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kén ăn, nhẹ cân, sút cân,…

Có 2 dạng trào ngược dạ dày thường gặp là trào ngược bệnh lí và trào ngược sinh lý:

  • Trào ngược sinh lý: trào ngược sinh lý còn gọi là nôn trớ. Đây là vấn đề sinh lý rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sau khi bú sữa mẹ. Trào ngược sinh lí thường xảy ra do hệ tiêu hóa, cơ ngăn giữa dạ dày và thực quản chưa hoàn thiện, tư thế bú không hợp lí, bú quá no,…
  • Trào ngược dạ dày do bệnh lý: trào ngược dạ dày do bệnh lí thường do các rối loạn trong dạ dày khiến axit, các dịch dạ dày, thức ăn,… trào ra thực quản gây nôn, chán ăn. Trẻ có thể bị viêm phổi, thở khò khè, xanh xao, gầy còm,…

Có thể bạn quan tâm:

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em "mẹ nên biết"-2

Độ tuổi nào ở trẻ dễ bị trào ngược dạ dày

Các thống kê cho thấy trào ngược dạ dày dễ gặp phải ở những trẻ dưới 1 tuổi. Đặc biệt là những trẻ nằm trong nhóm 3 – 4 tháng tuổi. Độ tuổi này chiếm đến 2/3 trong số các bệnh nhi bị trào ngược dạ dày. Thông thường, tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sẽ giảm dần và tự khỏi khi trẻ lớn lên.

Mặc dù vậy, các bác sĩ cũng ghi nhận một số biến chứng do trào ngược dạ dày như hen suyễn, hẹp thực quản,… ở một số trẻ bị trào ngược dạ dày. Tuy vậy, tỉ lệ này khá thấp trên thực tế.

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể được cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng, cách cho ăn phù hợp, cũng như tư thế khi cho bé ăn.

Chế độ dinh dưỡng cho bé bị trào ngược dạ dày

1.Sữa đặc:

  • Mẹ cần chuẩn bị cho bé 60 – 120 ml sữa.
  • Bột gáo đã chế biến sẵn khoảng 1 muỗng canh.

Khuấy sữa với bột gáo để giúp sữa đặc hơn. Khi sử dụng sữa đặc cho trẻ, hàm lượng calo vẫn được đảm bảo và thể tích thức ăn nạp vào dạ dày sẽ giảm bớt. Điều này sẽ góp phần khiến cho trào ngược dạ dày sẽ ít xảy ra ở trẻ hơn so với khi sử dụng sữa lỏng đơn thuần.

2.Thức ăn đặc:

Các thức ăn đặc giúp giảm đáng kể tình trạng nôn trớ ở trẻ hơn so với những thức ăn lỏng. Dùng các thức ăn đặc cũng giúp bé ngủ ngon giấc hơn vì ít nôn trớ. Năng lượng do các thức ăn đặc cung cấp cho cơ thể cũng khá đáng kể. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà bạn có thể lựa chọn các loại thức ăn phù hợp với mức độ đặc khác nhau. Bạn cũng có thể tham khảo một số gợi ý của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo phù hợp nhất cho sức khỏe của bạn.

3.Sữa:

Với những bé còn đang trong giai đoạn bú sữa, nên cho bé bú ngắt quãng. Mỗi lần bạn chỉ nên cho bé dùng một ít sữa, và cho bé dùng nhiều lần. Mẹ cũng có thể cho thêm một chút bột gạo vào bình sữa để hạn chế trào ngược dạ dày ở trẻ.

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em "mẹ nên biết"-3

Lưu ý khi cho trẻ ăn để giảm trào ngược dạ dày

  • Sau khi ăn no, mẹ cần bế bé thẳng người trong khoảng 30 phút để tránh tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Kê cao đầu cho bé khoảng 30 độ khi bé ngủ.
  • Không nên cho bé ngủ hoặc nằm sau khi ăn, uống để giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày. Sau khi ăn thức ăn và sữa cần từ 2 – 3 giờ để tiêu hóa. Do đó sau khi bé ăn, cần từ khoảng 30 phút – 1 giờ để giảm tình trạng trào ngược dạ dày cho bé trong khi ngủ.
  • Nên cho trẻ mặc các trang phục nhẹ nhàng, thoáng mát, tránh các trang phục bí bách ở phần bụng.
  • Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi bạn nên lưu ý cho bé uống lượng sữa bằng số cân nặng của bé x 150 ml rồi chia cho 10 hoặc 12 tùy theo bé uống bao nhiêu cữ sữa hàng ngày.
  • Sau mỗi 30 – 60 ml sữa bạn nên cho bé nghỉ một chút.
  • Khi cho bé bú bình, cần giữ cho bình nghiêng, sữa chảy đều. Điều này sẽ giúp bé tránh hút hơi vào bụng gây chướng bụng dễ trào ngược, đầy hơi, khó tiêu.

Thắc mắc thường gặp ở phụ huynh có trẻ bị trào ngược:

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em "mẹ nên biết"-4

Với một số chia sẻ trên đây, hi vọng bạn sẽ có các biện pháp chăm sóc phù hợp cho bé để chủ động tránh tình trạng trào ngược dạ dày gây nhiều khó chịu. Nếu tình trạng trào ngược dạ dày có diễn tiến bất thường, không đơn thuần nôn trớ, bạn cần đưa bé nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Các bài thuốc Đông y điều trị viêm dạ dày HP ai cũng dùng được

Thay vì phải sử dụng thuốc Tây có thể gây nên những tác dụng phụ...

Nếu không muốn dùng thuốc Tây thì đây là những bài thuốc dân gian trị viêm hang vị dạ dày bạn nên áp dụng ngay

Nhiều người bị viêm hang vị dạ dày thường có thói quen tìm đến Tây...

Các loại thuốc chữa đau dạ dày dạng bột

Hiện nay bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến, cứ 10 người...

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây khó thở?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng nhiều người ở nhiều lứa tuổi...