Có nên dùng gối chống trào ngược cho trẻ nhỏ?

Thứ Hai, 06-02-2017

Chào chuyên mục. Bé nhà mình được 22 tuần tuổi, sức khỏe tốt. Tuy nhiên đôi khi bé bị nôn trớ ngược ra ngoài sau khi bú hoặc đang nằm chơi. Em nghe nói có gối chống trào ngược cho bé? Sản phẩm này ra sao? Có nên dùng gối chống trào ngược cho trẻ nhỏ? Mong nhận được sự tư vấn. Em xin cảm ơn.

Có nên dùng gối chống trào ngược cho trẻ nhỏ?
Có nên dùng gối chống trào ngược cho trẻ nhỏ?

(Thúy Hồng, Ninh Bình)

Có nên dùng gối chống trào ngược cho trẻ nhỏ?

Giải đáp

Chào bạn. Những vấn đề liên quan đến trẻ nhỏ luôn nhận được sự quan tâm chú ý của đông đảo phụ huynh. Về thắc mắc trên, xin được cung cấp cho bạn một số thông tin sau:

Những công dụng của gối chống trào ngược dành cho bé

Những công dụng chính của gối chống trào ngược bao gồm:

  • Giúp bé tránh bị trào ngược khi nằm, đặc biệt là sau khi uống sữa.
  • Giúp mẹ cho bé bú dễ dàng hơn. Ngăn ngừa trào ngược, nôn trớ trong lúc bú.
  • Ngoài ra gối con có tác dụng giúp bé tập lật, tập bò.
  • Gối cũng có thể hỗ trợ cho bé trong giai đoạn tập ngồi.

co-nen-dung-goi-chong-trao-nguoc-cho-tre-nho-2

Hướng dẫn sử dụng

Cho bé bú

Lúc cho bú, mẹ nên bắt đầu từ bên trái rồi chuyển sang bên phải. Điều này giúp cho sữa không bị trớ ngược lại trong khi đi xuống dạ dày.Trường hợp bé bú bình, bạn nên giữ cho núm vú đầy sữa, không để bình nghiêng.

Đặt bé lên gối

Khi đã cho bé bú xong, bạn để bé ngồi một chút trước khi đặt bé lên gối. Chú ý kê cao đầu cho bé. Cho bé nằm khoảng 15 – 20 phút. Trong thời gian này bạn có thể vỗ nhẹ phần lưng cho bé. Độ nghiêng thích hợp của gối khi đặt bé nằm là khoảng 30 độ. Chú ý ngã lưng một góc khoảng 45 độ.

Một số gối có chức năng rung nhẹ để tạo cho bé sự thích thú khi sử dụng.

Một số lưu ý

Bên cạnh việc sử dụng gối chống trào ngược, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của bé.

  • Đối với các bữa ăn thường, bạn có thể chia ra thành nhiều cử nhỏ. Các cử bú mẹ cũng thực hiện tương tự.
  • Hạn chế cho trẻ ăn, bú sữa quá no vì dễ gây nôn trớ, trào ngược.
  • Nên để bé ngồi sau khi ăn, bú. Không để bé nằm ngay sau khi vừa ăn, bú.
  • Chú ý lựa chọn những sản phẩm có uy tín để đảm bảo tốt cho trẻ.

co-nen-dung-goi-chong-trao-nguoc-cho-tre-nho-3

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là những tư vấn cho thắc mắc của bạn. Hi vọng bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp để cải thiện tình trạng nôn trớ, trào ngược cho bé của mình. Chúc bạn và bé có nhiều sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...

Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?

Nhiều người đang lo lắng không biết ăn hải sản bị đau bụng nên làm...

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây khó thở?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng nhiều người ở nhiều lứa tuổi...