Helicobacter pylori (gọi tắt là vi khuẩn Hp, virut Hp hay virus Hp) sinh sống chủ yếu trong dạ dày. Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây ra nhiều bệnh lí về dạ dày cho cơ thể chúng ta. Tuy vậy không phải ai cũng hiểu rõ về loại vi khuẩn này. Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) trong dạ dày là gì? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin mà bạn cần biết về loại vi khuẩn có hại này.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) trong dạ dày là gì?

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi trường axit đậm đặc. Chúng sống chủ yếu trong môi trường dạ dày của cơ thể người và bám vào niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này được tìm thấy năm 1982 và được hai bác sĩ người Úc là Barry Marshall và Robin Warren tìm thấy.
Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn kỵ khí, sống trong môi trường thiếu oxy. Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng cũng như tác nhân thúc đẩy bệnh ung thư dạ dày phát triển.
Vi khuẩn Hp sống ở đâu?
Bên cạnh môi trường sinh sống chủ yếu tại niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp còn có nhiều trong cao răng, nước bọt. Do đó đây là loại vi khuẩn dễ lây lan qua đường ăn uống đặc biệt là khi dùng chung đũa, bát gia vị, uống chung li rất dễ lây nhiễm vi khuẩn này.
Tỷ lệ vi khuẩn Hp lây nhiễm ở nước ta khá cao (hơn 70% dân số) do thói quen dùng chung nước chấm, dùng chung li,… Đây là tỉ lệ rất cao, so với trung bình của thể giới là hơn 50%, với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada,… tỷ lệ này đạt 30%.
Con đường lây lan vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp lây lan qua 3 con đường chính:
Miệng – Miệng
Đây là con đường dễ lây lan nhất của loại vi khuẩn này. Vi khuẩn Hp trong nước bọt và cao răng dễ lây lan. Khi dùng chung dụng cụ vệ sinh răng miệng, bát đũa, muỗng nguy cơ lây nhiễm là rất cao. Một số hành độnh như mớm cơm, hôn, cũng truyền vi khuẩn Hp.
Phân – miệng
Trong phân của chúng ta cũng có một lượng vi khuẩn Hp. Người không vệ sinh tay sạch sẽ có thể bị nhiễm loại vi khuẩn này. Ngoài ra các loại động vật trung gian như ruồi, gián, chuột cũng có thể lây truyền vi khuẩn Hp…
Dạ dày – dạ dày
Con đường lây nhiễm này thường từ các cơ sở y tế là chủ yếu. Trong quá trình nội soi, nếu đầu dò không được vệ sinh kỹ có thể làm lây lan vi khuẩn Hp từ người nhiễm sang người bình thường.
Tác hại của vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp thường tồn tại âm thầm và lâu dài trong dạ dày bệnh nhân như một phần của hệ sinh thái dạ dày. Chúng hiếm khi sinh ra độc tính gây nên các biểu hiện cấp tính. Thông thường vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ phối hợp với các tác nhân khác như căng thẳng, stress, bia rượu và gây ra các bệnh dạ dày.
Trong niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp sẽ sản sinh ra catalase. Đây là chất khiến cho niêm mạc dạ dày bị phá hủy. Mất đi lớp bảo vệ tại niêm mạc cùng với những ảnh hưởng do axit dạ dày gây ra có thể làm cho bệnh viêm loét dạ dày tiến triển xấu hơn.
Về lâu dài, vi khuẩn Hp có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày ơ bệnh nhân. Đây chính là mối nguy hiểm lớn nhất mà loại vi khuẩn này mang lại.
Xem thêm:
Những biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Hp
Thông qua những con đường chính làm lây lan vi khuẩn Hp, bạn có thể chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp phù hợp:
- Tránh dùng chung các dụng cụ ăn uống, bát nước chấm cũng như không gắp thức ăn cho nhau.
- Không ăn uống tại các hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
- Phòng tránh ruồi muỗi, giữ vệ sinh dụng cụ ăn uống, che đậy thức ăn cẩn thận.
- Tráng nước sôi dụng cụ ăn uống để phòng ngừa vi khuẩn Hp.
- Không hôn trẻ cũng như mớm cơm vì rất dễ lây nhiễm vi khuẩn Hp và các bệnh khác.
- Mỗi người trong gia đình có phần thức ăn riêng của mình. Không dùng muỗng, đũa động vào phần thức ăn của người khác gây lây nhiễm vi khuẩn Hp.
- Không nên ăn các thức ăn tươi sống. Nên dùng những thực phẩm nấu chín kỹ để đảm bảo vi khuẩn Hp.
Trên đây là những kiến thức về vi khuẩn Helicobacter pylori cũng như những biện pháp giúp phòng tránh loại vi khuẩn này. Hi vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để bảo vệ cho gia đình và người thân. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe. Thân chào!
Bài được quan tâm
Thuốc dòng họ Nguyễn Thu chữa vi khuẩn Hp dạ dày tốt không?
Giá như tôi biết đến phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày của dòng họ Nguyễn Thu sớm hơn…
Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?
Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?
Công dụng thuốc Nizatidine trong chữa bệnh viêm loét dạ dày
Cách chấm dứt tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài
Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?
Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?
Bệnh XUẤT HUYẾT DẠ DÀY nguy hiểm chết người
Có thể chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!