Sau nội soi dạ dày nên: Làm gì? Ăn gì? Nghỉ ngơi bao lâu?

Thứ Sáu, 06-01-2017

Nội soi dạ dày là phương pháp thường được thực hiện để chẩn đoán các bệnh dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày,… Sau khi thực hiện nội soi dạ dày, bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề như đau họng, chướng bụng… Do đó, chế độ sinh hoạt của bệnh nhân sau khi nội soi cũng cần được chú ý hơn. Thức ăn, thời gian nghỉ ngơi, vận động và sinh hoạt đều là vấn đề được bệnh nhân và người nhà quan tâm. Vậy sau nội soi dạ dày nên làm gì? ăn gì và dành thời gian để nghỉ ngơi trong bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

Sau nội soi dạ dày nên làm gì, ăn gì và nghỉ ngơi bao lâu?
Sau nội soi dạ dày nên làm gì, ăn gì và nghỉ ngơi bao lâu?

Sau nội soi dạ dày nên ăn gì?

Bệnh nhân sau khi nội soi và thực hiện các thủ thuật xâm lấn dạ dày, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và dễ tiêu hóa.

Sữa nguội có thể dùng cho bệnh nhân sau khi nội soi dạ dày khoảng một giờ. Không uống sữa nóng vì dễ làm dạ dày tổn thương.

Khoảng 2 giờ sau khi nội soi dạ dày có thể cho bệnh nhân dùng các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Bạn cũng có thể chế biến các món hầm nhừ để mềm và dễ ăn. Thức ăn để nguội và không dùng nóng. Bạn có thể tham khảo một số món ăn như cháo, canh, súp,… Đây là những thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu, phù hợp với bệnh nhân sau nội soi dạ dày.

Sau khi nội soi dạ dày nên ăn thức ăn mềm
Sau khi nội soi dạ dày nên ăn thức ăn mềm

Từ 3 – 4 ngày sau nội soi có thể bổ sung những thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày. Có thể dùng các món ăn chứa tinh bột như bánh mì, sữa, lòng trắng trứng, gạo nếp. Những thực phẩm này giúp giảm tác dụng của axit dạ dày cũng như bao bọc niêm mạc dạ dày. Bạn cũng nên nhớ không ăn nóng.

Một số lưu ý trong ăn uống đối với người sau nội soi dạ dày

  • Không để bụng quá đói, quá no. Khi ăn nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2 – 3 giờ.
  • Hạn chế các thực phẩm chua như các loại trái cây: dứa, cam, chanh, bưởi, xoài,… Những thực phẩm này có nhiều axit nitric không tốt cho người sau nội soi.
  • Tuyệt đối tránh  rượu, bia, thuốc lá, ớt, tỏi, cà phê, trà, nước ngọt có gas, những thực phẩm khó tiêu như lạp xưởng, xúc xích,… Đây là những thực phẩm gây kích thích dạ dày tăng tiết axit cũng  như bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Ngoài ra khi có phản ứng sặc, bệnh nhân không được ăn uống cho đến khi phản ứng này chấm dứt và cơ thể trở lại bình thường.

Báo ngay cho bác sĩ khi có các vấn để sau: lạnh run và sốt, xuất huyết, sưng đỏ da, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài ra phân đen hoặc có máu, nuốt khó, đau họng hoặc đau ngực nặng.

Sau khi nội soi nên làm gì và nghỉ ngơi trong bao lâu?

Bên cạnh vấn đề ăn uống, bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề sau khi nội soi như:

  • Vệ sinh răng miệng thật sạch sau khi nội soi. Lưu ý tuyệt đối không khạc nhổ. Khạc nhổ dễ gây tổn thương khiến đau họng kéo dài và có thể gây ra chảy máu họng.
  • Sau khi  nội soi xong nên nghỉ ngơi khoảng 1 giờ tại bệnh viện để tan thuốc tê. Bạn cũng nên nằm tại phòng hồi sức để kiểm tra huyết áp, tim mạch, nhịp thở. Khi các chỉ số này bình thường, bệnh nhân có thể ra về cùng với người thân. Bệnh nhân sau nội soi dạ dày tuyệt đối không được về một mình, không được tự điều khiển phương tiện giao thông.
  • Nên nghỉ ngơi sau nội soi dạ dày ít nhất 1 đến 2 ngày rồi mới làm việc trở lại. Tránh những công việc vận động mạng sau nội soi.
  • Tái khám theo lịch của bác sĩ. Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và uống thuốc đúng giờ. Thông thường từ 2 – 3 tuần sau nội soi sẽ có kết quả. Nếu nội soi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc phát hiện ung thư cần sinh thiết để kiểm tra chính xác hơn.

sau-noi-soi-da-day-nen-lam-gi-gi-nghi-ngoi-bao-lau-5

Có thể bạn quan tâm

Lời kết

Những lưu ý trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và những lưu ý sau khi nội soi dạ dày. Bên cạnh đó bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ để có sức khỏe tốt nhất trước và sau khi nội soi. Chúc bạn luôn vui khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Đang mang thai bị nhiễm vi khuẩn Hp phải làm sao?

Bạn Minh Tâm, 34 tuổi có gửi thư đến chuyên mục nhờ tư vấn: Bác...

Phải làm sao khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp?

Nhiều bậc phụ huynh thấy con mình hay ôm bụng than đau, lại biếng ăn...

Có cảm giác xót ruột khi mang thai phải làm sao?

Hầu hết chị em đều có cảm giác xót ruột khi mang thai, thường gặp...

Các biến chứng có thể gặp khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp

Hiện nay con số trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp không hề nhỏ và đang...