Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị giúp tiêu diệt và giảm sự hoạt động của các loại vi khuẩn trong cơ thể, trong đó có vi khuẩn Hp dạ dày. Chẩn đoán sớm và sử dụng thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp đúng cách sẽ giúp tỉ lệ điều trị thành công cao hơn và giảm đáng kể nguy cơ tái phát do tồn dư vi khuẩn Hp dạ dày. Những loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp tốt nhất hiện nay sẽ được giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Các nhóm thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp tốt nhât
Nhóm Amoxicilline
Là thuốc thuộc nhóm β-lactamin, tương đối nhạy với H.pylori in vitro với nồng độ kháng sinh tối thiểu (MIC) 90 = 0,12 mg/l. Tác dụng chính của nhóm kháng sinh Amoxicilline là ức chế sự tổng hợp vách tế bào. Hoạt lực của thuốc bền với pH axit cũng như có khả năng hấp thu tốt ở niêm mạc ruột, niêm mạc dạ dày.
Thông thường, nồng độ cao của thuốc ở dịch dạ dày và lớp nhầy niêm mạc dạ dày thường là 1 giờ sau khi uống. Nồng độ này giảm nhanh sau 2 giờ. Độ pH dịch vị cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt tính của thuốc. Khi pH dạ dày chuyển từ 5,5 lên 7,5 hoạt tính của kháng sinh tăng từ 10 – 20 lần.
Nhóm thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp này cũng gây ra một số tác dụng phụ như viêm đại tràng giả mạc, buồn nôn, dị ứng và nôn.
Nhóm Tetracycline
Là kháng sinh nhạy cảm với 98% với vi khuẩn H.pylori. Hiện tại vẫn chưa có các tài liệu nghiên cứu vềkhả năng kháng Tetracycline ở vi khuẩn Hp. Loại kháng sinh này cũng bền vững trong môi trường axit thấp, hấp thu tốt ở niêm mạc dạ dày. Nồng độ kháng sinh Tetracycline tăng cao ở lớp nhầy dạ dày sau vài giờ sử dụng thuốc.
Nhóm Metronidazole và Tinidazole
Đây là 2 kháng sinh thuộc nhóm 5 nitroimidazole có nồng độ kháng sinh tối thiểu (MIC) 90 = 2 mg/l. Hoạt tính của hai loại kháng sinh này không phụ thuộc vào độ pH dạ dày. Thuốc có thời gian hủy từ 8 – 12 giờ sau khi sử dụng và có khả năng tập trung nhiều ở niêm mạc dạ dày. Sau thời gian này, kháng sinh sẽ được bài tiết ở ruột và nước bọt. Tuy nhiên nhóm kháng sinh này có mức độ kháng thuốc với vi khuẩn Hp nhất định do đó rất cần được theo dõi. Một số tác dụng phụ của 2 nhóm kháng sinh này có thể gây ra buồn nôn, cảm giác tanh trong vùng miệng, giảm cảm giác ngon miệng, nôn mửa,…
Bismuth
Nhóm Bismuth là một trong các nhóm kháng sinh sử dụng nhiều trên lâm sàng. Những dạng Bismuth phổ biến thường được sử dụng gồm có: Sous salicylate bismuth, Tripotassium Dicitrato Bismuth, Colloidal Souscitrate Bismuth,…
Bismuth có độ hòa tan cao trong nước, khi đạt độ pH 3,5 sẽ kết tủa thành vi tinh thể che phủ thương tổn trên niêm mạc dạ dày. Với lớp nhầy niêm mạc, muối bismuth khi kết hợp cùng glycoprotein sẽ tạo thành lớp rào chống ion H+ khuyếch tán ngược. Kháng sinh này cũng giúp cải thiện hoạt động của prostaglandin và tăng tác dụng diệt vi khuẩn.
Nhóm Quinolon
Trên thực nghiệm Quinolon có nồng độ kháng sinh tối thiểu (MIC) rất thấp, độ nhạy cảm cao. Tuy nhiên trên lâm sàng nhóm Quinolon cần điều trị phối hợp với các loại kháng sinh khác. Gần đây nhóm Quinolon ít được sử dụng hơn trong thực tiễn vì mức độ kháng thuốc cao, có thể gây thêm khó khăn trong điều trị vi khuẩn Hp.
Clarithromycine
Là kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Loại kháng sinh này có phổ kháng khuẩn rộng với các vi khuẩn gram (+) và gram (-). Nồng độ kháng sinh tối thiểu (MIC) 90 – 0,03 mg/l. Tác dụng chính của kháng sinh Clarithromycine là ức chế quá trình tổng hợp protein cả vi khuẩn, gây suy yếu dần và bị loại trừ. Clarithromycine không bị ảnh hưởng bởi các loại vi khuẩn.
» Bạn có thể tham khảo: Phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày mới nhất
Lợi ích của điều trị sớm vi khuẩn Hp dạ dày bằng thuốc kháng sinh
Là loại vi khuẩn hiếm hoi tồn tại được trong môi trường axit dạ dày do cần ít oxy và có khả năng ẩn mình dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày để tránh sự tấn công của axit dạ dày. Trong quá trình sống, một số chủng vi khuẩn Hp dạ dày sẽ sinh ra các độc tố gây hại cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt niêm mạc dạ dày gây ra viêm loét, các thương tổn dạ dày và nguy cơ hình thành ung thư dạ dày từ các vết sẹo do chúng để lại.
Do đó, điều trị sớm vi khuẩn Hp dạ dày khi mới phát hiện là một trong những cách để bạn ngăn ngừa sớm các biến chứng bất lợi cho sức khỏe của mình. Trong đó, điều trị bằng kháng sinh theo các phác đồ phù hợp là cách hữu hiệu nhất để kiểm soát và tiêu diệt vi khuẩn Hp. Mặc dù vậy, điều trị vi khuẩn Hp theo phác đồ cần có sự theo dõi chặt chẽ vì nếu dùng sai kháng sinh, thời gian điều trị không hợp lý sẽ khiến cho số vi khuẩn sống sót lờn thuốc, kháng thuốc và có nguy cơ tấn công trở lại, khiến cho những lần điều trị sau rất khó khăn.
» Những thói quen xấu bạn nên biết để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp: Thói quen ăn chung dễ lây nhiễm vi khuẩn Hp
Điều trị sớm vi khuẩn Hp dạ dày bằng kháng sinh sẽ giúp phòng tránh nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe dạ dày. Khi điều trị bằng các loại kháng sinh, bạn cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ và thực hiện theo phác đồ cụ thể để điều trị có hiệu quả và tránh nguy cơ vi khuẩn Hp kháng thuốc gây khó khăn trong điều trị. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!