Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ là tình trạng không hiếm. Nhiều phụ huynh cũng rất lo lắng khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. Chăm sóc và chữa trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Vì sao trẻ sơ sinh thường bị trào ngược dạ dày thực quản
Khi thức ăn trong dạ dày trẻ sơ sinh không đi theo chiều tự nhiên từ dạ dày xuống thực quản mà đi ngược từ dạ dày lên thực quản, đó chính là tình trạng trào ngược dạ dày. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi bé mà tình trạng trào ngược dạ dày sẽ có các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh thường do các nguyên nhân chính:
- Sự phát triển dạ dày ở trẻ chưa hoàn thiện. Trong giai đoạn sơ sinh, dạ dày của trẻ thường nằm ngang và cao hơn so với dạ dày người trưởng thành. Trong quá trình tiêu hóa, cơ chế đóng mở dạ dày chưa ổn định. Chính vì vậy thức ăn sẽ có những lúc trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
- Trào ngược dạ dày do tư thế bú chưa đúng. Tư thế cho bú chưa đúng dễ gây ra các vấn đề về trào ngược. Các mẹ không nên nằm cho con bú vào ban đêm vì dễ gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ.

Những ảnh hưởng khi trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị trào ngược dạ dày có thể gây ra một số vấn đề tương đối nguy hiểm đến sức khỏe:
- Thức ăn qua mũi.
- Nôn ói nhiều.
- Sặc sữa, có khả năng gây ngạt.
Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến hô hấp nếu không may trẻ bị ngạt do sặc, rất nguy hiểm vì có thể gây ngưng thở, khò khè, tím tái. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày có thể khiến trẻ lười ăn, sợ bú,… Từ đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự phát triển của trẻ sau này.
Thảm khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản
Để tránh trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đảm bảo tư thế cho trẻ bú, ăn hợp lý, tránh hiện tượng trào ngược.
- Bữa ăn nên được chia thành nhiều bữa nhỏ để dạ dày không quá tải dẫn đến trào ngược.
- Mỗi bé có một nhu cầu dinh dưỡng riêng, không nên ép bé ăn nhiều hơn mức nhu cầu của bé vì dễ dẫn đến trào ngược, chán ăn, biếng ăn ở trẻ.

Xử lí khi trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày – thực quản:
- Khi trẻ bị trào ngược, nôn ói, không nên cho trẻ ăn lại ngay mà cần dùng nước ấm súc miệng cho trẻ.
- Nếu bị sặc thức ăn, sữa lên mũi, cần hút mũi cho trẻ ngay.
- Đặt bé nằm nghiêng khi ngủ để hạn chế bị nôn trớ.
- Bữa ăn tối không nên cho bé ăn quá no. Không nên để bé ngủ ngay sau bữa ăn.
- Khi trẻ nôn, ói nhiều lần, nôn ói ngay cả khi không ăn no,… cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tránh được các biến chứng không mong muốn để bảo vệ tốt nhất sức khỏe của bé.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích trong xử trí đối với các trường hợp trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ sơ sinh. Trang bị tốt các kiến thức cần thiết sẽ giúp bố mẹ giảm được những nỗi lo và bối rối trong xử lí tình huống. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!