Bệnh viêm loét dạ dày không còn quá xa lạ với chúng ta, tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng song muốn chữa trị dứt điểm thì cần phải có thời gian cũng như phương pháp phù hợp.Hiện nay có rất nhiều cách điều trị căn bệnh này, trong đó sử dụng thảo dược chữa viêm loét dạ dày là phương pháp được áp dụng phổ biến vì có tính an toàn rất cao.
Cách chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược tự nhiên
Có nhiều loại thảo dược khác nhau giúp điều trị chứng viêm loét dạ dày, dưới đây tổng hợp 5 loại có kết quả được đánh giá tốt nhất từ người bệnh, bạn có thể tham khảo:
1. Cách chữa viêm loét dạ dày bằng lá bạc hà
Chiết xuất từ lá bạc hà có tác dụng làm giảm hiện tượng co thắt dạ dày và xoa dịu các cơn đau. Đồng thời nó còn giúp kích thích tiêu hóa, chữa ăn không tiêu, chướng hơi, đầy bụng và giảm tiết axit dạ dày. Chính vì vậy ngoài việc sử dụng để làm rau ăn kèm, lá bạc hà còn được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
Cách sử dụng:
Mỗi khi dạ dày lên cơn đau, bạn có thể lấy 2-3 lá bạc hà nhai kỹ rồi nuốt từ từ, mỗi ngày thực hiện khoảng 3 lần. Hoặc thêm vài lá bạc hà vào trong tách trà nóng, đợi 15 phút cho tinh chất bạc hà tan hết trong nước rồi thưởng thức. Giải pháp này giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày khá hiệu quả.
2. Lá trầu không- thảo dược chữa viêm loét dạ dày tại nhà
Lá trầu không là loại thảo dược được y học cổ truyền ứng dụng trong điều trị bệnh từ lâu. Nhờ chứa chất kháng khuẩn tự nhiên cùng hoạt chất chống oxy hóa cao sử dụng loại thảo dược này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, chống viêm nhiễm và trung hòa axit cho dạ dày.
Ngoài ra, loại lá này còn chứa hoạt chất tanin- một chất còn có tác dụng làm se và mau lành vết loét và ngăn ngừa ung thư. Riêng chất betel-phenol được tìm thấy trong lá trầu không là chất kháng sinh rất mạnh, khắc tinh của các loại vi khuẩn gây bệnh.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 3-6 lá trầu không loại bánh tẻ ( không quá già cũng không quá non), rửa sạch và ngâm qua nước muối pha loãng. Sau đó vò nát là trầu và hãm với nước sôi giống như pha trà. Chờ sau 15 phút chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
3. Dùng gừng tươi chữa viêm loét dạ dày
Theo TS Dương Ngọc Hùng- Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc thì gừng tươi là một trong những loại thảo dược chữa bệnh viêm loét dạy dày cũng như nhiều căn bệnh đường tiêu hóa khác nhờ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau tốt. Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh gừng chứa các hợp chất quý như Tecpen và Oleoresin. Đây là những chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh mà hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Cách dùng thuốc:
Để giảm viêm loét dạ dày bằng thảo dược, dân gian thường sử dụng gừng tươi ngâm dấm. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ lần lấy gừng tươi đem rửa sạch rồi giữ nguyên vỏ và cắt lát mỏng. Sau đó cho gừng vào hũ thủy tinh ngâm với dấm gạo. Sau khoảng 1 tuần là có thể dùng thuốc được.
Mỗi khi dạ dày lên cơn đau có thể lấy 2 lát gừng tươi ngậm và nhai nuốt từ từ. Không chỉ giúp làm giảm các cơn đau nhanh chóng gừng ngâm dấm còn kích thích tiêu hóa, chống đầy bụng khó tiêu, mang lại cho người bệnh cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.
4. Cách chữa viêm loét dạ dày bằng lá ổi
Trong lá ổi, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một hàm lượng tinh dầu chứa đặc tính kháng khuẩn cực mạnh. Một số thành phần khác như axit maslinic, tanin pyrogalic, beta-sitosterol có trong loại lá này cũng là những thành phần quen thuộc có trong một số loại thuốc tân dược hay TPCN chữa viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
Lá ổi non- thảo dược chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Cách dùng thuốc:
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 30g lá và búp ổi non cùng với 1 nắm gạo lứt. Rửa sạch lá ổi và sao lên cho héo, tương tự gạo lứt cũng đem sao vàng cho thơm. Tiếp đến cho cả 2 nguyên liệu này vào nồi sắc cùng với 500ml, sắc cạn còn 200ml thì tắt bếp, gạn lấy nước uống. Ngày dùng 1 thang chia làm 3 lần uống hết trong ngày.
5. Dùng chuối hột
Về mặt tác dụng dược lý, trong chuối hột chứa rất nhiều hợp chất quan trọng như serotinin, dopamin hay catecholamin…Những hoạt chất này có tác dụng giảm đau ở tạng phụ, chống táo bón và chống viêm loét được tiêu hóa. Nhờ vậy mà chiết xuất từ chuối hột được ứng dụng nhiều trong y học, đồng thời được người dân sử dụng để chữa bệnh viêm loét dạ dày.
Cách sử dụng:
Quả chuối hột già sau khi hái về thường được đem rửa sạch, xắt mỏng và phơi khô ở trong bóng râm. Sau đó tán thành bột mịn và cất vào hũ có nắp kín để dùng dần.
Khi bệnh viêm loét dạ dày tái phát, lấy 2 thìa bột chuối hột pha với nước ấm uống. Ngày dùng 3 lần trong các bữa ăn sáng, chiều và tối.
Có thể thấy những loại thảo dược chữa viêm loét dạ dày được chia sẻ ở trên đều có sẵn trong vườn nhà, cách chế biến thuốc cũng rất đơn giản. Thế nhưng khi sử dụng thuốc cần có tính kiên trì vì thuốc dân gian thường lâu cho hiệu quả hơn so với thuốc Tây. Thêm vào đó những cách chữa bệnh ở trên chỉ có tác dụng khi bị bệnh nhẹ, trong quá trình dùng thuốc nếu bệnh vẫn tiếp tục tiến triển theo chiều hướng phức tạp thì nên tới bệnh viện để bác sĩ theo dõi và điều trị.
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!