Phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày mới nhất

Thứ Bảy, 24-06-2017

Đau âm ỉ, khó chịu,… là những ảnh hưởng mà bệnh viêm loét dạ dày thường gây ra cho sức khỏe của bạn. Để điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả cần có phác đồ điều trị thích hợp. Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết về phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày mới nhất để tiện tham khảo trong quá trình điều trị bệnh.

Phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày mới nhất

Phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày mới nhất

1. Chẩn đoán

Chẩn đoán cho bệnh nhân viêm loét dạ dày thường dựa vào một số triệu chứng như:

  • Cảm giác đau vùng thượng vị, đau có chu kỳ, có biến chứng đau.
  • Bệnh nhân có cảm giác đầy hơi, buồn nôn, chán ăn, chướng bụng.
  • Chẩn đoán bằng X – quang
  • Chẩn đoán với CLO test, test hơi thở (nếu nghi đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, nội soi dạ dày – tá tràng).

Ngoài ra, có thể áp dụng một số chẩn đoán phân biệt: rối loạn tiêu hóa GERD, các vấn đề về tim và tụy.

Chi tiết: Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày

2. Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng theo phác đồ

Chế độ nghỉ ngơi – dinh dưỡng:

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày khởi đầu với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của người bệnh. Nó chiếm một phần rất quan trọng trong thành công của cuộc điều trị. Bệnh nhân cần hết sức chú ý một số vấn đề về nghỉ ngơi và dinh dưỡng như:

  • Chọn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Bữa cuối cùng trong ngày nên ăn trước khi ngủ khoảng 3 giờ.
  • Nên hạn chế một số thực phẩm cay, nóng dầu mỡ. Các thức uống có gas, cà phê, rượu bia, thuốc lá cũng cần ngưng sử dụng để đảm bảo sức khỏe dạ dày.

Điều trị viêm loét dạ dày:

Tùy thuộc vào sự chẩn đoán của bác sĩ về tình trạng bệnh của bạn, mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Thông thường, sẽ lựa chọn 1 trong 3 loại thuốc sau để sử dụng.

  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI). Gồm có Omeprazol 20mg, Esomeprazol 20 mg, Rabeprazol 20 mg, Pantoprazol 40 mg.
  • Nhóm thuốc kháng thụ thể H2: Nizatidin 300 mg, Famotidine 40 mg, Ranitidin 300 mg.
  • Nhóm Antacid không hòa tan như: Aluminium hydroxide (Phosphalugel, gastropugite, trimafort, tenamyd gel,…)

Diệt vi khuẩn H.pylori

Áp dụng cho những trường hợp phát hiện vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày.

  • PPI liều chuẩn x 2 lần/ngày kết hợp với Amoxicillon 1g x 2 lần ngày, Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.
  • Sử dụng PPI liều chuẩn x 2 lần/ngày kết hợp với Clarithromycin 500 mg x 2/ngày, Tinidazole hoặc Metronidazol 0.5g x 2/ngày uống trước khi ăn, liên tục từ 10 – 14 ngày.
  • PPI liều chuẩn x 2 lần/ngày kết hợp với Amoxicillin 1g x 2/ngày, Metronidazol 0.5 x 2/ngày uống trước khi ăn. Dùng liên tục từ 10 – 14 ngày.
  • PPI liều chuẩn x 2 lần/ngày kết hợp cùng với Amoxicillin 1g x 2/ngày + Tinidazole 0.5g x 2 /ngày. Uống trước khi ăn liên tục từ 10 – 14 ngày.

» Bạn cũng có thể tham khảo thêm về chế độ dinh dưỡng: Bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì hỗ trợ điều trị?

Trên đây là chi tiết phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất mà bạn có thể tham khảo và áp dụng trong điều trị. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm loét dạ dày kéo dài, cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng không mong muốn khiến cho bệnh kéo dài hơn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các bài thuốc Đông y điều trị viêm dạ dày HP ai cũng dùng được

Thay vì phải sử dụng thuốc Tây có thể gây nên những tác dụng phụ...

Sơ can Bình vị tán – Hiệu quả được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng và thực tiễn

Người bệnh ngày càng có những tiêu chuẩn khắt khe khi lựa chọn bất kỳ...

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Nơi hội tụ những chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền

Hội tụ những chuyên gia có tâm, có tầm hàng đầu về Y học cổ...

Nếu không muốn dùng thuốc Tây thì đây là những bài thuốc dân gian trị viêm hang vị dạ dày bạn nên áp dụng ngay

Nhiều người bị viêm hang vị dạ dày thường có thói quen tìm đến Tây...