Bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì hỗ trợ điều trị?

Thứ Năm, 18-05-2017

Tôi đã bị viêm loét dạ dày tá tràng 4 năm liền không khỏi, mặc dù uống thuốc đầy đủ. Nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống thiếu khoa học của mình. Cũng vì để bệnh nặng lên, tôi thường xuyên bị những cơn đau hành hạ, phải tìm tới gặp bác sĩ để tìm kiếm những lời khuyên như: khi bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Và nhờ kiên trì áp dụng, sau 3 tháng, bệnh của tôi đã khỏi hẳn. Còn bạn thì sao? nếu chưa khỏi bệnh, hãy xem lại chế độ ăn uống của mình xem đã hợp lý chưa, từ đó điều chỉnh lại cho phù hợp.

Bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
Bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi gặp phải tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng, bạn cần ghi nhớ một số loại thức ăn dưới đây. Chúng sẽ là người bạn đồng hành tốt, giúp cải thiện sức khỏe của bạn cũng như làm dịu những cơn đau do viêm loét gây ra.

1. Nhóm thực phẩm trung hòa axit

Nhóm này gồm những thực phẩm được ưu tiên hàng đầu mà bạn nên lưu ý. Sữa, trứng, bánh mì, cơm, khoai, sắn,… Người bị viêm loét dạ dày ăn các món này sẽ giúp cho lượng axit trong dạ dày được trung hòa. Qua đó hạn chế các ảnh hưởng không mong muốn của axit dạ dày lên niêm mạc.

2. Các thực phẩm hút axit

Nhóm thực phẩm này phổ biến nhất là tinh bột. Bạn có thể dùng nhiều thực phẩm giàu tinh bột khác nhau để bổ sung vào bữa ăn như: gạo nếp, bánh mỹ, bánh quy, các loại khoai,… Tuy nhiên có một số món ăn từ tinh bột tương đối khó tiêu như gạo nếp, bạn không nên dùng quá nhiều một lúc.

3. Nhóm thực phẩm giúp làm lành vết thương nhanh chóng

Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn nhiều rau củ tươi, các loại rau cải có các loại vitamin A, B, C,… Đây là các thực phẩm dễ tiêu hóa, có nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể có khả năng hấp thu tốt. Tuy nhiên khi dùng các loại rau củ quả, bạn nên hạn chế các loại rau có nhiều chất xơ như giá hẹ, các loại mướp,… vì có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.

4. Những thực phẩm kích thích tiêu hóa

Sữa chua, các chế phẩm bổ sung lợi khuẩn để giúp quá trình tiêu hóa được thuận lợi hơn. Các lợi khuẩn này sẽ giúp phân giải nhanh hơn những thực phẩm tồn đọng trong hệ tiêu hóa, rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng cũng được giảm đi sau khi dùng những thực phẩm này.

Viêm loét dạ dày nên ăn nhiều thực phẩm kích thích tiêu hóa
Viêm loét dạ dày nên ăn nhiều thực phẩm kích thích tiêu hóa

Một số thói quen xấu trong ăn uống cũng có thể khiến bạn mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng:

Tác hại của việc ăn quá nhanh là gây viêm loét dạ dày

Cháo hạt sen- Món ăn hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Đây là món ăn vừa cung cấp tinh bột giúp cân bằng pH dạ dày, đồng thời cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Hạn sen cũng giúp kích thích ăn ngủ tốt và hỗ trợ phục hồi vết loét dạ dày. Món cháo hạt sen cũng rất dễ ăn, dễ tiêu hóa nên có thể xem là món ăn lí tưởng cho bệnh nhân.

Chuẩn bị:

  • Gạo tẻ khoảng 1 chén.
  • Khoảng 150 g sườn.
  • Nạc thăn khoảng 150 g.
  • Khoảng 100 g hạt sen (tươi và khô đều được).
  • Nấm hương, hành củ, hành lá và gia vị đủ dùng.
Món cháo hạt sen hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Món cháo hạt sen hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Thực hiện:

  • Ngâm hạt sen trước khoảng 1 giờ và đặt nồi nước lên bếp, đun cho sôi rồi cho hạt sen vào.
  • Ninh hạt sen cho đến khi chuyển màu ngà ngà thì tắt bếp.
  • Rửa sạch sườn, chần qua nước sôi khoảng 5 phút để lấy nước dùng. Tách phần thịt cắt khúc nhỏ hoặc bằm để nấu cháo.
  • Cho hạt sen, sườn, gạo, nấm, các gia vị vào nấu nhừ. Đến khi gạo bung đều là dùng được. Khi nấu nếu thấy nước dùng hơi cạn thì cho thêm nước để cháo không bị đặc.
  • Mỗi ngày ăn món cháo này 1-2 bữa giúp hỗ trợ chữa bệnh viêm loét dạ dày rất hiệu quả.

Lưu ý trong ăn uống khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, người bị viêm loét dạ dày – tá tràng cần tránh tối đa những thực phẩm trong các nhóm dưới đây:

  • Nhóm thực phẩm nhiều chất béo.
  • Các chất kích thích.
  • Những thực phẩm có tính axit cao.
  • Thức ăn tươi sống, chưa chế biến kỹ.

Video những điều bệnh nhân viêm loét dạ dày cần lưu ý

Bệnh nhân viêm dạ dày cấp tính cũng có thể tham khảo: Bị bệnh viêm dạ dày cấp tính nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm trên đây sẽ là tham khảo hữu ích dành cho bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng. Với các loại thực phẩm trên, bạn có thể giúp cho thực đơn hàng ngày phong phú hơn mà vẫn đảm bảo sức khỏe dạ dày. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các bài thuốc Đông y điều trị viêm dạ dày HP ai cũng dùng được

Thay vì phải sử dụng thuốc Tây có thể gây nên những tác dụng phụ...

Sơ can Bình vị tán – Hiệu quả được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng và thực tiễn

Người bệnh ngày càng có những tiêu chuẩn khắt khe khi lựa chọn bất kỳ...

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Nơi hội tụ những chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền

Hội tụ những chuyên gia có tâm, có tầm hàng đầu về Y học cổ...

Nếu không muốn dùng thuốc Tây thì đây là những bài thuốc dân gian trị viêm hang vị dạ dày bạn nên áp dụng ngay

Nhiều người bị viêm hang vị dạ dày thường có thói quen tìm đến Tây...