Viêm dạ dày cấp tính mặc dù không quá nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng cũng đừng vì thế mà bạn chủ quan. Nhận biết triệu chứng bệnh viêm dạ dày cấp là biện pháp hữu hiệu nhất để bạn phát hiện sớm và ngăn chặn bệnh phát triển thành viêm dạ dày mạn tính và các biến chứng khác trên hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số thông tin bạn nên lưu ý để xử trí khi cần thiết.
Mức độ nguy hiểm của viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp thường dễ mắc phải do một số nguyên nhân phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Phổ biến nhất là một số nguyên nhân:
- Nhiễm độc do nuốt phải hóa chất.
- Vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày qua thức ăn hoặc nguồn nước.
- Các loại thức ăn khó tiêu, các chất kích thích tác động lên dạ dày.
- Một số loại thuốc cũng gây ra tác dụng không mong muốn đối với sức khỏe bệnh nhân.
Về cơ bản, ngoại trừ trường hợp nuốt nhầm hóa chất tương đối nguy hiểm và cần cấp cứu ngay, các nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp khác tương đối dễ xử lí và điều trị nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, viêm dạ dày cấp do nhiễm vi khuẩn, virus hay các loại thức ăn dễ bị người bệnh chủ quan, cho qua. Tình trạng viêm dạ dày cấp kéo dài sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng dần theo thời gian và dẫn đến viêm dạ dày mạn tính, dai dẳng. Vết loét dạ dày nếu để lâu còn có thể khiến bạn có nguy cơ bị thủng dạ dày và xuất huyết dạ dày.
Có thể bạn quan tâm: Các loại thuốc gây viêm loét dạ dày tá tràng
Nhận biết triệu chứng viêm dạ dày cấp như thế nào?
Như đã đề cập, nhận biết sớm viêm dạ dày cấp tính là rất quan trọng và cần thiết. Không chỉ giúp bạn tránh được những cơn đau không mong muốn do viêm dạ dày gây ra, can thiệp sớm còn giúp bạn tránh nguy cơ gặp lại căn bệnh khó chịu này trong tương lai. Bởi các tổn thương niêm mạc dạ dày khi được điều trị sớm và lành lại sẽ ít bị tái phát bệnh viêm loét dạ dày hơn so với các vết loét lâu ngày không chữa trị. Vết loét phát hiện sớm cũng mất ít thời gian để điều trị hơn hẳn. Bạn nên lưu ý các dấu hiệu chính cảnh báo viêm dạ dày cấp.
Cảm giác đau
Người bị viêm dạ dày cấp thường có triệu chứng đau tức ở khu vực dạ dày, thượng vị. Có thể đi kèm với tình trạng nóng rát thượng vị kéo dài, âm ỉ. Tình trạng này xảy ra khi niêm mạc dạ dày của bạn bị phù nề, xung huyết đồng thời có các đám viêm nhiễm bởi bạch cầu ở niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày cấp do thực phẩm, nhiễm khuẩn,… có thể đau sau khoảng 2 – 3 giờ tính từ bữa ăn, hoặc đau ngay nếu ăn khi đang đói. Một số bệnh nhân có thể bị đau vào lúc nửa đêm.
Cảm giác choáng váng
Ngoài những cơn đau dạ dày, bệnh nhân có thể cảm thấy choáng váng, sốc nhẹ. Tình trạng choáng váng sẽ nặng hơn ở những bệnh nhân viêm dạ dày cấp do các yếu tố như rượu bia. Nếu tình trạng choáng váng xảy ra cùng với những cơn đau dạ dày, thượng vị, nguy cơ cao bạn đã mắc phải viêm dạ dày cấp.
Cảm giác buồn nôn
Người bị đau dạ dày cấp có thể có các dấu hiệu buồn nôn đi kèm với cảm giác choáng váng. Một số bệnh nhân đau dạ dày cấp do nhiễm khuẩn có thể nôn ngay sau khi ăn hoặc có cảm giác buồn nôn khoảng 2 – 3 giờ sau bữa ăn. Những trường hợp nặng hơn, nếu bị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cũng có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, phân đen có mùi hắc. Nếu rơi vào trường hợp thứ 2 bạn cần cấp cứu ngay để tránh mất máu ồ ạt đe dọa tính mạng.
Chế độ dinh dưỡng khi bị viêm loét dạ dày: Bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì hỗ trợ điều trị?
Với những lưu ý trên đây, bạn có thể phát hiện sớm các triệu chứng viêm dạ dày cấp để xử trí trong thời gian sớm nhất, tránh để bệnh kéo dài. Mong rằng những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp bạn chủ động hơn đối với bệnh viêm dạ dày cấp. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!