Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi sức khỏe cho trẻ em bị đau bụng đi ngoài. Ở bài viết này các chuyên gia của benhviemdaday.net sẽ giải đáp thắc mắc trẻ đau bụng đi ngoài nên ăn gì và không nên ăn gì cho bạn đọc.
Khi trẻ đau bụng đi ngoài nên ăn gì?
Vì dạ dày của bé phát triển chưa hoàn thiện nên khi chọn lựa thức ăn cần đảm bảo những tiêu chí sau: thức ăn mềm và loãng; dễ tiêu hóa, nguồn gốc thực phẩm phải rõ ràng và chế biến hợp vệ sinh; có đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Dưới đây là một sô thực phẩm bố mẹ nên cho bé ăn khi bị đau bụng đi ngoài:
– Ăn các món cháo
Đây là món ăn đầu tiên mẹ nên cho vào thực đơn của con mình. Cháo được nấu từ gạo vừa mềm, dễ nuốt, tiêu hóa nhanh. Lại còn cung cấp nước và chất khoáng cần thiết cho cơ thể nên sẽ nhanh chóng giải quyết được vấn đề đau bụng đi ngoài. Vậy bé bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? Các bác sĩ cho biết, mẹ có thể nấu các món cháo: cháo gạo trắng loãng, cháo cà rốt thịt nạc, cà rốt hầm nhừ, súp gà, cháo hạt sen, cháo rau sam, …để tẩm bổ cho bé.
– Ăn chuối
Chuối có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của con người. Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài bạn hãy chọn những quả chuối đã chín vàng hoặc có màu đốm trứng cút lột vỏ và cho bé ăn; nếu trẻ còn quá nhỏ thì dùng máy xay nhuyễn, lấy muỗng đút cho trẻ. Theo nghiên cứu chuối có nhiều loại chất xơ, đặc biệt là chất xơ pectin có tác dụng hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong dạ dày, chống nhiễm trùng đường ruột giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều vitamin mà cơ thể cần như vitamin (vitamin C, vitamin B1, B2, B6, …), khoáng chất (canxi, sắt, kali, mangan…), acid amin. Tuy có nhiều lợi ích nhưng bạn không nên ăn quá nhiều, theo nghiên cứu từ Đại học Colorado State University (Nhật Bản) thì mỗi ngày dùng tối đa 2 quả chuối.
– Táo
Lượng pectin có trong quả táo nhiều hơn chuối nên bạn có thể dùng nó để chữa đau bụng đi ngoài ở trẻ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là phải chế biến táo chín kĩ rồi mới cho trẻ dùng được. Cách chế biến như sau:
+ Chọn lấy vài quả táo đã chín đem gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành 4 phần và rửa sạch.
+ Bỏ táo vào nồi nhỏ và đổ nước ngập, đun khoảng 15 – 20 phút cho chín kĩ.
+ Vớt ráo và cho vào máy xay nghiền táo thành hỗn hợp sệt.
+ Cho vào tủ lạnh và khi nào ăn thì lấy ra một phần tương ứng.
– Đu đủ chín
Đu đủ chín có thể coi là “thần dược” khi gặp các vấn đề về tiêu hóa. Theo các chuyên dinh dưỡng trong loại quả này có chứa nhiều sắt, magiê, kẽm và chất xơ nên làm giảm tiêu chảy, táo bón giúp bệnh nhân sớm khỏe lại. Các mẹ có thể dằm đu đủ chín cho bé hoặc nấu thành cháo để bé ăn không bị ngán.
– Nam việt quất
Nếu trẻ bị tiêu chảy thì mẹ hãy cho con ăn một vài trái việt quất và uống nước việt quất. Vì theo các nhà khoa học, quả việt quất chứa chất chống oxy hóa Proanthocyanidins Flavonoid (PAC) có đặc tính chống dính vi khuẩn, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng nên tình trạng tiêu chảy sẽ ít xảy ra hơn. Ngoài ra, việt quất cũng có nhiều chất xơ hòa tan, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.
– Thịt gà
Khi bị đau bụng đi ngoài thì bé sẽ mất đi rất nhiều protein, các chất dinh dưỡng khác nhau. Chính vì thế, thịt gà là sự lựa chọn tuyệt vời để bù đắp vào sự thiếu hụt đó. Lưu ý là chỉ cho bé ăn thịt gà nạc, không ăn các bộ phận khác. Khi ăn gà luộc hoặc nâu cháo thì cần nấu thật mềm, sau đó xé thành sợi nhỏ để bé ăn dễ dàng.
– Ăn những thức ăn đặc
Ngô, bột mì, gạo, ngũ cốc, khoai tây, bánh mì, … là những loại thức ăn đặc dễ tiêu hóa có lợi khi con bạn bị đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho bé ăn khi cơ thể có thể chịu được và không bị nôn trong vòng vài giờ.
– Ăn sữa chua
Thành phần trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn probiotic giúp cân bằng lại hệ thống đường ruột, chứng tiêu chảy vì thế mà giảm dần. Khi thấy con có dấu hiệu đau bụng đi ngoài thì bố mẹ có thể cho bé ăn ngay một hũ sữa chua. Hoặc dùng sau các bữa ăn chính khoảng 30 phút.
– Cho bé uống trà thảo mộc
Trẻ bị đau bụng đi ngoài liên tục sẽ cảm thấy rất khó chịu. Cho nên bố mẹ hãy pha trà thảo mộc cho bé uống để làm dịu cơ thể và tinh thần. Lựa chọn tốt nhất là trà bạc hà hoặc trà hoa cúc. Khi pha trà cần chú ý nhiệt độ của nước để bé uống vào không bị bỏng.
Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì?
Khi con bạn đang bị tiêu chảy thì hãy tránh xa những thực phẩm dưới đây để không làm bệnh nghiêm trọng hơn. Cụ thể:
– Hạn chế thức ăn dầu mỡ
Ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ như cơm rang, các món nướng, thức ăn nhanh khi đang bị tiêu chảy sẽ gây khó chịu cho dạ dày. Hơn nữa, loại thức ăn này tiêu hóa rất lâu làm bệnh tình thêm phức tạp. Chính vì thế, bạn hãy chuyển sang ăn các món ăn như luộc, hấp sẽ tốt hơn cho bệnh.
– Các thực phẩm từ bơ sữa
Enzim lactase là thành phần chịu trách nhiệm chuyển hóa hàm lượng lactose có trong bơ và sữa. Khi bị tiêu chảy thường làm giảm số lượng enzim lactase trong cơ thể khiến chúng ta ăn các thực phẩm từ bơ, sữa (sữa bò, phô mai, ..) không thể tiêu hóa được. Bơ sữa vì thế mà gây ra các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn. Cho nên, khi đang bị tiêu chảy nên tránh xa thực phẩm này.
– Các loại nước ngọt có phẩm màu
Nước giải khát có ga, nước ép trái cây tổng hợp, trà sữa trân châu… sẽ khiến con bạn cảm thấy đầy hơi và khó chịu. Bởi trong các loại nước này có nhiều chất tổng hợp, chất tạo màu có thể làm rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng không được cho con nhai các loại kẹo cao su, kẹo không đường, …
– Thực phẩm gây đầy hơi
Một số thực phẩm gây đầy hơi như bắp cải, súp lơ xanh, hành tây, … không nên cho con ăn.
Ngoài việc cho trẻ nên ăn gì và không nên ăn gì mà chúng tôi vừa đề cập trên đây thì bố mẹ nên tìm cách để giúp bé không gặp nguy hiểm:
+ Khi bé liên tục đau bụng đi ngoài sẽ bị mất nước rất nhiều, bố mẹ nên cho trẻ uống đủ nước để bù vào. Nếu bạn không muốn con uống nước quá nhiều thì hãy dùng dung dịch Oresol. Cần chú ý là pha đúng theo hướng dẫn để có hiệu quả. Nếu pha không đúng tỷ lệ thì bé sẽ gặp nguy hiểm.
+ Nếu tình trạng này kéo dài quá 3 – 4 ngày không giảm, lại có thêm triệu chứng khác thì cần cho bé nhập viện để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị.
Ban nên biết:
Bài được quan tâm
Thuốc dòng họ Nguyễn Thu chữa vi khuẩn Hp dạ dày tốt không?
Giá như tôi biết đến phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày của dòng họ Nguyễn Thu sớm hơn…
Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?
Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?
Công dụng thuốc Nizatidine trong chữa bệnh viêm loét dạ dày
Cách chấm dứt tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài
Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?
Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?
Bệnh XUẤT HUYẾT DẠ DÀY nguy hiểm chết người
Có thể chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!