Những nguyên tắc phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày là kiểm soát lượng axit dạ dày dư thừa và bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng các biện pháp băng se, bao bọc niêm mạc dạ dày. Những nhóm thuốc điều trị bệnh dạ dày với nguyên lí băng se niêm mạc thường được đánh giá cao bởi những lợi ích trong điều trị và phục hồi thương tổn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn một số nhóm thuốc băng se niêm mạc dạ dày.
5 nhóm thuốc băng se bảo vệ niêm mạc dạ dày
1. Colloidal bismuth subcitrate
Công dụng:
? Nhóm thuốc Colloidal bismuth subcitrate có tác dụng chính là ngăn ngừa sự dư thừa axit dạ dày, phospholipase, pepsin,… ở bệnh nhân. Bên cạnh đó, nhóm Colloidal bismuth subcitrate còn giúp hình thành phức hợp tích tụ tại vết loét trên niêm mạc dạ dày, hỗ trợ băng se niêm mạc.
Chỉ định và chống chỉ định
❌ Colloidal bismuth subcitrate thường được chỉ định để tránh làm lan rộng vết loét và giảm nguy cơ tái phát từ vị trí vết loét ngủ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này không được chỉ định cho một số bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận. Khi dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em cũng cần trao đổi ý kiến với bác sĩ.
Tác dụng phụ:
❗️Một số tác dụng phụ khi dùng nhóm thuốc này gồm có: buồn nôn, nôn, táo bón và rối loạn tiêu hóa nhẹ.
2. Nhóm thuốc Sucralfate
Công dụng:
? Nhóm thuốc Sucralfate có tác dụng bảo vệ tế bào bằng cơ chế tạo phức hợp albumin, fribinogen để kết dính với ổ loét giúp bọc vết loét và làm liền sẹo. Lớp bảo vệ này giúp ngăn cản sự ảnh hưởng của pepsin, axit dạ dày, dịch nhầy dạ dày.
Chỉ định và chống chỉ định:
❌ Nhóm thuốc Sucralfate cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai, người bị suy giảm chức năng gan, thận. Những nhóm bệnh nhân này cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng. Sucralfate có sự tương tác thuốc cimetidine, tetracycline, phenytoin,… Bạn nên uống các nhóm thuốc này cách nhau 2 giờ để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
3. Nhóm thuốc Prostaglamdin
Công dụng:
? Nhóm thuốc Prostaglamdin giúp ức chế tiết axit dạ dày để ngăn ngừa và giúp giảm thiểu tình trạng viêm loét dạ dày. Khi sử dụng nhóm thuốc Prostaglamdin sẽ gây ra một số tình trạng phản ứng phụ như: tiêu chảy, trướng bụng,…
Chống chỉ định:
❌ Không sử dụng nhóm thuốc Prostaglamdin cho phụ nữ mang thai, những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày tiết dịch vị quá ít, bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
4. Nhóm thuốc Oryzanol
Công dụng:
? Thuốc Oryzanol được sử dụng để kháng loét, băng se niêm mạc dạ dày, giảm kích ứng vết loét. Nhóm thuốc Oryzanol dùng cũng giúp cải thiện chức năng đường ruột, mất cân bằn chức năng hệ thần kinh thực vật.
Thận trọng:
❌ Thận trọng khi dùng Oryzanol cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em. Tránh sử dụng Oryzanol cho người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
5. Nhóm thuốc EGF (Epidermal growth factor)
Công dụng:
? Nhóm thuốc Epidermal growth factor (EGF) có tác dụng chính là kích thích phân chia những tổ chức tế bào trong cơ thể, hỗ trợ băng se niêm mạc dạ dày và làm lành vết loét dạ dày.
Thận trọng:
❌ Cần thận trọng khi sử dụng EGF cho phụ nữ có thai, người đang cho con bú và người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
ℹ️ Một số thuốc điều trị khác có thể bạn quan tâm:
Trên đây là 5 nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày hữu hiệu với cơ chế băng se niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày – tá tràng. Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần trao đổi ý kiến bác sĩ để tránh tương tác thuốc và gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!