Những cơn đau dạ dày khiến người bệnh vô cùng khó chịu và đau đớn khi mắc phải. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống, đau dạ dày còn khiến bạn đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác. Dùng thuốc Tây chữa dạ dày là phương pháp phổ biến hiện nay. Đó là những nhóm thuốc gì? Công dụng ra sao? Dưới đây là những loại thuốc Tây chữa đau dạ dày theo đơn bác sĩ mà bạn nên biết.

Các loại thuốc Tây chữa đau dạ dày tốt nhất hiện nay
Nguyên lý hoạt động chung của các thuốc tây điều trị đau dạ dày là lấy lại sự cân bằng của các yếu tố tấn công dạ dày (axit HCl trong dịch vị, pepsine) và yếu tố bảo vệ dạ dày (chất nhầy niêm mạc, prostaglandin). Khi yếu tố tấn công dạ dày được giữ ổn định sẽ hạn chế được các tác động lên niêm mạc dạ dày và làm giảm những cơn đau.
Phổ biến hiện nay trong các nhóm thuốc đau dạ dày là các loại thuốc kháng axit, thuốc ức chế tiết axit dạ dày, thuốc tạo màng bọc. Ngoài ra đối với một số bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày sẽ có những chỉ định điều trị riêng biệt.
1. Nhóm thuốc kháng axit dạ dày
Tác dụng chính của nhóm thuốc tây này sau khi sử dụng là trung hòa lượng axit trong dịch vị dạ dày. Độ pH của dạ dày sẽ được nâng lên để quá trình tái tạo niêm mạc diễn ra thuận lợi. Nhóm thuốc này chủ yếu giúp cắt cơn đau trong thời gian ngắn. Thông thường khi đói, thời gian tác dụng của thuốc khoảng 30 pphút. Sau khi có thức ăn, thời gian tác động có thể lên đến 2 giờ.
Thành phần chính của các thuốc thuộc nhóm kháng axit dạ dày là magnesi và nhôm. Đây là những chất giúp kháng axit tại chổ. Tác dụng phụ có thể gặp phải ở nhóm thuốc này là khả năng mắc phải táo bón.
Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng nhóm thuốc này khoảng 1 – 3 giờ sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Liều dùng một ngày từ 3 – 4 lần. Không dùng chung với các loại thuốc khác, nên dùng cách các thuốc điều trị khác khoảng 2 giờ.
Nhóm thuốc tây giảm tiết axit dạ dày
Đây là nhóm thuốc tây khá phổ biến trong chỉ định điều trị các vấn đề về dạ dày. Hiện nay có 2 loại thuốc giảm tiết axit dạ dày là thuốc kháng H2 và thuốc ức chế bơm proton. Mục đích của các thuốc giảm tiết axit dạ dày là hạn chế lượng axit HCl trong dịch vị. Men H+, K+ bị ức chế bơm ra ngoài sẽ hạn chế lượng HCl tiết ra cùng với dịch vị. Điều này giúp cho môi trường axit dạ dày giảm bớt. Niêm mạc dạ dày có thời gian để hồi phục, những cơn đau cũng giảm dần.
Các thuốc tây chữa đau dạ dày giúp giảm tiết axit phổ biến thuộc nhóm kháng H2 như cimetidin, rantidine, nizatidine, famotidine,… Thuốc ức chế bơm proton phổ biến gồm có esomeprazole, lanzoprazole, omeprazole,…
Nhóm thuốc kháng H2 có tác dụng phụ tăng men transaminase, nhóm ức chế bơm proton gây kích thích men gan, chống chỉ định cho trẻ em. Trước khi sử dụng các loại thuốc này bạn cần thăm khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị, liều lượng sử dụng phù hợp.

Nhóm thuốc tạo màng bọc
Mục đích chính của nhóm thuốc tây này là tạo ta một vỏ bọc bao quanh ổ loét và niêm mạc dạ dày bằng cách kết dính với dịch dạ dày. Dạ dày sẽ được bảo vệ cũng như có điều kiện phục hồi tốt hơn. Bên cạnh đó thuốc tạo màng bọc cũng có khả năng trung hòa axit dạ dày. Tuy nhiên mức độ yếu hơn so với nhóm thuốc giảm tiết axit dạ dày.
Nhóm thuốc tạo màng bọc có thành phần chủ yếu là bismuth, silicate Al, silicate Mg,… Liều lượng và thời gian điều trị bằng các thuốc tạo màng bọc dạ dày cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nhóm thuốc này chỉ được dùng tối đa 30 ngày.
Có thể bạn quan tâm
Điều trị bằng thuốc Tây Y là phương pháp thường được áp dụng đối với người bị đau dạ dày. Trên đây là các loại thuốc tây chữa bệnh đau dạ dày theo đơn bác sĩ tốt nhất mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý, bạn cần thăm khám và trao đổi với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp chứ không tự ý mua thuốc về dùng. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!