Cầm trên tay kết quả chuẩn đoán bị viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp dương tính chị Ngọc Anh ngụ quận Ba Đình Hà Nội không khỏi lo lắng vì từ trước tới nay chị đã nghe nói đến rất nhiều trường hợp mắc ung thư dạ dày sau khi nhiễm loại vi khuẩn này. Dù đã được bác sĩ khẳng định có thể điều trị viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp khỏi hoàn toàn nhưng chị vẫn muốn nhờ benhviemdaday.net tư vấn thêm về cách chữa trị căn bệnh này để chị có thể an tâm hơn.
Chính vì vậy trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin mời chị Ngọc Anh cũng như quý độc giả đang có chung một vấn đề tương tự cùng đi tìm hiểu sâu hơn về các phương pháp chữa bệnh viêm hang vị dạ dày do vi khuẩn Hp để biết cách xử trí thích hợp và hiểu rõ về phương pháp mà bác sĩ chỉ định.
Cách điều trị viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp dương tính
Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì việc trước tiên mà bạn nên làm là tới các bệnh viện khám để xác định tình trạng viêm nhiễm của hang vị dạ dày và làm xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Hp. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì việc điều trị viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp cần tuân thủ theo đúng các nguyên tắc dưới đây:
- Chữa bệnh theo đúng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp theo hướng dẫn của bác sĩ
- Sử dụng thuốc đủ liều và đúng thời gian, đặc biệt là thuốc kháng sinh
- Trong quá trình điều trị nên tái khám thường xuyên để kiểm tra lại tình trạng bệnh và xem vi khuẩn Hp đã được tiêu diệt hoàn toàn hay chưa. Tuyệt đối không ngưng thuốc đột ngột khi thấy bệnh tình đã thuyên giảm.
1. Sử dụng thuốc trong điều trị viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp
Không có một loại thuốc duy nhất dùng trong điều trị viêm hang vị dạ dày do nhiễm H. pylori . Hầu hết các phác đồ điều trị đều kết hợp nhiều loại thuốc sử dụng kéo dài trong 10- 14 ngày.
Thuốc ức chế bơm Proton có mặt trong mọi phác đồ điều trị. Thuốc này làm giảm sản xuất acid của dạ dày, cho phép các mô bị tổn thương do nhiễm trùng được nhanh chóng tái tạo và chữa lành. Các thuốc nằm trong nhóm này bao gồm: Lansoprazol (Prevacid), Omeprazole (Prilosec), Pantoprazole (Protonix), rRbeprazole (AcipHex), Dexlansoprazole (Dexilant) và Esomeprazole (Nexium).
Bên cạnh đó cần kết hợp với thuốc kháng sinh và PPI liều tiêu chuẩn. Bác sĩ thường chỉ định ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh bao gồm Amoxcillin và Amoxcillin nhằm làm giảm nguy cơ thất bại điều trị và kháng kháng sinh.
Khoảng 50% bệnh nhân có phản ứng phụ khi điều trị bằng bằng các loại thuốc có trong phác đồ điều trị nhiễm Hp. Tuy nhiên các tác dụng phụ này thường nhẹ và bệnh nhân có thể được điều chỉnh lại liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc cho thích hợp. Ngay khi gặp phải các vấn đề như có mùi kim loại nặng trong miệng, hồi hộp, tim đập nhanh, tiêu chảy, buồn nôn hay chuột rút dạ dày người bệnh nên thông báo cho bác sĩ biết để có hướng xử lý cho thích hợp.
Thống kê có khoảng 20% bệnh nhân nhiễm H. pylori không được chữa khỏi sau khi hoàn thành quá trình điều trị đầu tiên. Một phác đồ điều trị thứ hai thường được đề nghị trong trường hợp này. Việc điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp dương tính ở giai đoạn tiếp theo thường đòi hỏi bệnh nhân phải dùng 14 ngày thuốc ức chế bơm proton và hai kháng sinh. Ít nhất một loại thuốc kháng sinh khác với thuốc dùng trong lần điều trị đầu tiên.
2. Điều trị viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp bằng các biện pháp hỗ trợ
Bên cạnh việc chữa bệnh theo phác đồ của bác sĩ thì các phương pháp hỗ trợ sau tỏ ra khá hiệu quả giúp nâng cao hiệu quả và rút ngắn được thời gian điều trị bệnh:
– Uống bổ sung Probiotics:
Probiotics là một loại vi khuẩn sống rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó giúp bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn Hp, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời phòng chống tiêu chảy và táo bón do sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. Probiotics được tìm thấy rất nhiều trong sữa chua và người bệnh nên thêm sản phẩm này vào trong thực đơn của mình, mỗi ngày dùng 1-2 hũ là đủ.
Người bệnh nên ăn sữa chua để bổ sung Probiotic cho cơ thể
– Dùng N-acetyl cysteine( NAC ):
NAC là tiền thân của L-cysteine dẫn đến sinh tổng hợp độ cao glutathione. Đây là một chất chống oxy hóa cực mạnh. Nó có tác dụng giúp bảo vệ niêm mạc ở hang vị dạ dày và làm tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh.
– Có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp:
- Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi
- Ăn uống đúng giờ giấc, không nên ăn quá khuya hoặc nạp quá nhiều thức ăn trong một bữa sẽ khiến các triệu chứng của bệnh viêm hang vị dạ dày thêm tồi tệ.
- Tránh hút thuốc lá và kiêng dùng bia rượu bởi chúng có thể kích thích khiến cho niêm mạc dạ dày bị suy yếu và làm cho vi khuẩn Hp phát triển mạnh hơn.
- Nên lựa chọn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, rau xanh và các loại trái cây sẽ tốt hơn cho quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Thay thế cá bằng thịt để bổ sung chất đạm cho cơ thể.
- Một số loại thực phẩm như nghệ, mật ong, súp lơ xanh, chuối sứ xanh, hành tây, tỏi… được chứng minh là chứa chất tiêu diệt vi khuẩn Hp tự nhiên người bệnh không nên bỏ qua
- Không thức quá khuya, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Bệnh nhân được xét nghiệm máu hoặc phân sau khoảng 4 tháng kể từ khi tiến hành điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp dương tính hoặc sau khi nhiễm trùng đã được loại bỏ để chắc chắn rằng vi khuẩn Hp không còn tồn tại trong cơ thể.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!