Phương pháp điều trị chứng trào ngược axit dạ dày

Thứ Hai, 25-09-2017

Trào ngược axit dạ dày (gastroesophageal reflux disease gọi tắt là GERD) có xu hướng phát triển nhanh trong cuộc sống hiện đại ngày nay do chịu sự ảnh hưởng của nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt, dinh dưỡng hay do cấu trúc van ngăn giữa dạ dày – thực quản của bệnh nhân gặp trục trặc. So với các bệnh lý về dạ dày khác, trào ngược axit dạ dày thường dễ bị bệnh nhân bỏ qua, ít chú trọng điều trị dứt điểm. Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết trong điều trị chứng trào ngược axit dạ dày và một số lưu ý để bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh trào ngược.

Phương pháp điều trị chứng trào ngược axit dạ dày-1
Trào ngược axit dạ dày không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều thương tổn cho hệ tiêu hóa

Hiểu đúng về trào ngược axit dạ dày

Rất nhiều bệnh nhân lầm tưởng trào ngược acid dạ dày chỉ là một rối loạn tiêu hóa thông thường do đặc trưng của trào ngược dạ dày là tình trạng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Bệnh nhân khi có các triệu chứng này thường nhầm với rối loạn tiêu hóa thông thường.

Trong dạ dày chúng ta chứa nhiều thành phần để giúp phân giải và tiêu hóa thức ăn được nạp vào bao gồm axit Clohydirc (HCl) và các enzym tiêu hóa. Dạ dày của bạn sẽ được bảo vệ bằng một lớp màng nhầy nhằm giúp cho niêm mạc dạ dày không bị bào mòn bởi axit dạ dày. Sau khi thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày, van ngăn giữa dạ dày và thực quản sẽ đóng lại nhằm ngăn không cho thức ăn cũng như các dịch bị trào ngược lên thực quản.

Về nguyên lí, trào ngược axit dạ dày sẽ xảy ra chủ yếu do một hoặc nhiều yếu tố sau:

  • Cơ chế đóng mở van ngăn giữa dạ dày – thực quản bị rối loạn, van này không được đóng hoàn toàn. Axit dạ dày sẽ dễ bị trào ngược lên thực quản, gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân, nhất là khi nằm.
  • Rối loạn tăng tiết axit dạ dày khiến lượng axit trong dạ dày quá nhiều cũng thúc đẩy tình trạng trào ngược axit dạ dày dễ xảy ra hơn. Người bị trào ngược axit dạ dày do tăng tiết axit dễ mắc phải một số bệnh lý đi kèm, nhất là viêm loét dạ dày – tá tràng. Lối sống và chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng rối loạn tăng tiết axit gây trào ngược axit dạ dày.
  • Phụ nữ mang thai cũng thường gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản do có sự chèn ép hệ tiêu hóa. Tuy nhiên tình trạng này thường không kéo dài. Sau sinh 1 – 2 tháng, các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở đa số phụ nữ mang thai có thể giảm dần và biến mất mà không cần điều trị. Chỉ có một số ít trường hợp cần điều trị trào ngược axit dạ dày sau sinh.

Mỗi năm tại các nước phương Tây trung bình có từ 20% dân số thế giới gặp phải các vấn đề về trào ngược axit dạ dày với các mức độ khác nhau. Tỉ lệ này tại các khu vực khác thường thấp hơn nhưng cũng không hiếm gặp.

Những ai dễ bị trào ngược axit dạ dày?

Thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng có những ảnh hưởng nhất định đến tình trạng trào ngược axit dạ dày. Những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này gồm có:

  • Nhóm bệnh nhân thừa cân, béo phì có nguy cơ cao bị trào ngược axit dạ dày vì khẩu phần ăn thường nhiều hơn bình thường, đòi hỏi cơ thể tạo nhiều axit dạ dày hơn. Quá trình này dễ làm cho dạ dày bị rối loạn tăng tiết axit.
  • Người tiếp xúc với khói thuốc lá. Bao gồm cả hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động. Khói thuốc rất dễ kích thích tăng tiết axit dạ dày trong cơ thể.
  • Người ít ăn rau và các thực phẩm giàu chất xơ cũng dễ gặp phải tình trạng tăng tiết axit dạ dày.
  • Lối sống sinh hoạt thụ động, ít tập thể dục cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và sản sinh axit dạ dày của bệnh nhân.
  • Khẩu phần ăn quá nhiều muối cũng là yếu tố dễ gây rối loạn tăng tiết axit, khiến cho tình trạng trào ngược axit dạ dày dễ xảy ra. Bên cạnh đó người sử dụng nhiều muối trong chế độ ăn cũng dễ gặp phải các vấn đề về tim mạch, huyết áp.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia các thức uống có cồn cũng như các thực phẩm giàu caffein cũng không tốt cho quá trình sinh axit dạ dày.
  • Một số loại thuốc điều trị cũng có một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, nhất là các nhóm thuốc giảm đau, chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, các nhóm thuốc an thần, thuốc điều trị hen suyễn,…

Triệu chứng trào ngược axit dạ dày

Trào ngược axit dạ dày thường gặp phải các dấu hiệu đặc trưng như:

  • Tình trạng buồn nôn và nôn.
  • Bệnh nhân thường ho dai dẳng, ho khan, ngoài ra còn có thể gặp phải các vấn đề hô hấp như suyễn và viêm phổi.
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau tức ngực và vùng thượng vị, đau bụng, đau nhức cổ họng, viêm thanh quản,…
  • Ăn uống khó khăn, nuốt khó và đau.
  • Hơi thở bệnh nhân có mùi hôi và khó chịu bất thường do các khí gốc lưu huỳnh trong dạ dày gây ra.

Phương pháp điều trị chứng trào ngược axit dạ dày-2

Chẩn đoán trào ngược axit dạ dày

Trào ngược axit dạ dày là tình trạng bệnh ít được bệnh nhân chú ý điều trị. Thông thường, bệnh có thể được điều trị sớm bằng một số phương pháp như:

  • Kiểm tra độ pH dạ dày để xác định mức độ dư thừa axit dạ dày.
  • Đo áp suất thực quản để đánh giá áp lực tiêu hóa.
  • Thực hiện các xét nghiệm Barium bằng cách cho bệnh nhân nuốt hỗn hợp chất lỏng phấn trắng và chụp ảnh thực quản, dạ dày, tá tràng sau khi nuốt để thu được hình ảnh giúp phân tích tình trạng sức khỏe dạ dày.
  • Đo tốc độ di chuyển của chất lỏng dọc theo thực quản bằng phương pháp giám sát trở kháng.
  • Thực hiện sinh thiết lấy mẫu mô dạ dày để đánh giá tình trạng thương tổn trên hệ tiêu hóa.
  • Phương pháp nội soi cũng giúp bác sĩ quan sát các vấn đề về dạ dày để có các hướng điều trị thích hợp nhất cũng như phát hiện sớm các biến chứng (nếu có) của bệnh.

Điều trị trào ngược axit dạ dày

Điều trị trào ngược axit dạ dày thường được bác sĩ chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc như:

  • Nhóm thuốc giảm axit dạ dày.
  • Nhóm thuốc kháng H2 – cimetidin, famotidine, ranitidin,…
  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton như esomeprazole, omeprazole, rabeprazole,…

Mặc dù bản thân trào ngược axit dạ dày không ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị sớm có thể gây ra nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe dạ dày.

Phương pháp điều trị chứng trào ngược axit dạ dày-3

Ngoài cách dùng các loại thuốc ở trên, nếu bệnh ở tình trạng nhẹ, ít gặp, bạn có thể dùng một số mẹo tự nhiên để điều trị trào ngược axit dạ dày tại nhà dưới đây:

1. Dùng nước ép nha đam (lô hội)

Nha đam hay lô hội là một trong những dược liệu tự nhiên quen thuộc trong cuộc sống. Không chỉ cung cấp một lượng nước, nhiều khoáng chất cũng như các loại vitamin cần thiết cho cơ thể và hệ tiêu hóa. Bạn có thể bổ sung mỗi ngày 1 ly nước nha đam để giúp dễ chịu hơn, giảm được đáng kể tình trạng trào ngược axit khó chịu.

Cách chữa trào ngược axit dạ dày bằng nha đam

2. Nước chanh và mật ong

Mật ong và nước chanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bệnh nhân. Với các thành phần chống viêm tự nhiên và khả năng trung hòa axit dạ dày, bạn có thể áp dụng cách chữa trào ngược axit dạ dày này để cải thiện triệu chứng bệnh hoặc hỗ trợ điều trị. Dùng 1 lần/ngày, mỗi tuần dùng khoảng 2 – 3 lần. Không nên dùng quá nhiều vì dùng nhiều mật ong có thể gây nóng.

3. Giấm táo

Ở một số trường hợp bệnh nhân thiếu axit dạ dày khiến cho quá trình tiêu hóa ứ đọng, gây đầy hơi, ợ và có cảm giác khó chịu. Chính sự thiếu axit kéo dài sẽ khiến cho cơ thể buộc phải tăng cường sản sinh axit và dẫn đến các rối loạn sau này. Người thiếu axit dạ dày gây ra các triệu chứng khó chịu có thể bổ sung khoảng 1 – 2 muỗng giấm táo để cải thiện tình trạng tiêu hóa.

Giảm táo điều trị trào ngược acid dạ dày

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Bạn có thể tham khảo thêm:

Trào ngược axit dạ dày là tình trạng bệnh lý tiến triển âm thầm, có thể bắt nguồn từ chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không khoa học hoặc do trục trặc trong cấu tạo hệ tiêu hóa. Hiểu và chủ động điều trị sớm trào ngược axit dạ dày là cách để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe về sau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các bài thuốc Đông y điều trị viêm dạ dày HP ai cũng dùng được

Thay vì phải sử dụng thuốc Tây có thể gây nên những tác dụng phụ...

Nếu không muốn dùng thuốc Tây thì đây là những bài thuốc dân gian trị viêm hang vị dạ dày bạn nên áp dụng ngay

Nhiều người bị viêm hang vị dạ dày thường có thói quen tìm đến Tây...

Các loại thuốc chữa đau dạ dày dạng bột

Hiện nay bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến, cứ 10 người...

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây khó thở?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng nhiều người ở nhiều lứa tuổi...