Hiện nay tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc đang trở nên đáng báo động đẩy nhiều bệnh nhân vào nguy cơ phải sống chung với loại vi khuẩn này suốt đời hoặc gặp nhiều biến chứng không lường hơn. Việc điều trị Hp kháng thuốc việc thay đổi phương thức điều sự mới, bao gồm phác đồ điều trị mới, loại thuốc mới nhạy cảm hơn với vi khuẩn là điều cần thiết.
Báo động tình trạng Hp kháng thuốc tại Việt Nam
Thông thường khi được xác định dạ dày bị nhiễm vi khuẩn Hp bệnh nhân phải tuân theo một phác đồ điều trị nghiêm ngặt bằng thuốc kháng sinh phối hợp với các loại thuốc cần thiết khác. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau như: Dùng thuốc không đủ liều, tự ý đổi thuốc khi không thông qua bác sĩ, ngưng thuốc đột ngột khi thấy bệnh đã thuyên giảm mà rất nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng bị vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh. Lý do bởi lúc này số lượng Hp chưa được tiêu diệt hết đã có những biến đổi tinh vi hơn nhằm vô hiệu hóa được tác dụng của loại thuốc kháng sinh đã được sử dụng trong phác đồ điều trị trước đó. Điều này cực kì nguy hiểm và gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.
Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp kháng thuốc ở Việt Nam ngày càng gia tăng
Một thống kê gần đây cho thấy tại Hà Nội, tỷ lệ Hp có khả năng kháng Metronidazole trên in vitro chiếm khoảng 35- 40%. Trong khi đó tại miền Nam mà đại diện là TPHCM có tới 85,7 % bệnh nhân nhiễm Hp bị kháng metronidazole và 46,6% kháng Tinidazole. Riêng đối với loại thuốc kháng sinh Amoxicilline thì các nghiên cứu đều cho thấy chưa có trường hợp nào nhiễm Hp bị kháng loại thuốc này. Các tác giả Phan Quốc Hoàn và Lục Thị Vân Bích cũng đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này và nhận thấy không có sự kháng Tetracycline đối với các chủng Hp không phân lập được.
Ở một số nước trên thế giới tình trạng kháng Clarithromycine cũng đang ngày càng gia tăng. Hiện nay ở Mỹ tỷ lệ này chiếm khoảng 7- 11% và ở Pháp là 43%. Riêng Việt Nam, vào năm 2011 tỷ lệ kháng Clarithromycine ở khu vực TPHCM là 20% và ở Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp nào.
Đặc biệt, tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh ở trẻ em đang ở mức đáng báo động. Một khảo sát vào năm 2014 trên các bệnh nhi đang bị nhiễm Hp đang được điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy tỷ lệ thất bại ở ngay phác đồ kháng sinh đầu tiên đã lên tới 55%.
Điều này thật sự nguy hiểm bởi các loại thuốc kháng sinh thế hệ cũ đã tỏ ra hết tác dụng trong khi các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra kháng sinh mới để điều trị nhiễm khuẩn Hp. Nhiều bệnh nhân có Hp kháng thuốc hiện đang đứng trước nguy cơ phải chống chung với loại vi khuẩn này suốt đời và đối mặt với nhiều biến chứng do Hp mang lại, nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày.
Tỷ lệ bệnh nhi có Hp kháng thuốc ở Việt Nam ghi nhận tại bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2004 thất bại với phác đồ điều trị lần 1
Cách điều trị Hp kháng thuốc đạt hiệu quả cao
Để nhận biết chính xác vi khuẩn Hp có kháng thuốc hay không và đang bị kháng với loại kháng sinh nào thì biện pháp đơn giản nhất là làm kháng sinh đồ. Vi khuẩn Hp được lấy từ niêm mạc dạ dày sẽ được nuôi cấy trong một môi trường đặc biệt và được thử nghiệm tính nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh khác nhau. Nếu Hp vẫn tiếp tục phát triển được thì chứng tỏ chúng đã có khả năng kháng lại loại thuốc đó.
Tuy nhiên giải pháp này khá tốn kém và việc nuôi cấy vi khuẩn chưa chắc đã thành công. Chính vì vậy việc xác định vi khuẩn Hp kháng thuốc hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ là chính. Ban đầu bệnh nhân sẽ được chỉ định phác đồ điều trị gồm 2 loại thuốc kháng sinh và 1 loại thuốc chống tiết axit dạ dày. Sau khoảng 1,5 tháng nếu xét nghiệm lại vẫn cho kết quả nhiễm Hp dương tính mặc dù bệnh nhân tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ thì chứng tỏ vi khuẩn Hp đã kháng lại một trong hai loại thuốc kháng sinh có trong phác đồ.
Cần kết hợp các loại thuốc kháng sinh mới để điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc
Lúc này cần phải thay đổi một phác đồ điều trị hoàn toàn mới để mang lại hiệu quả tốt hơn. Loại thuốc được xác định đã bị kháng Hp thì sẽ không được sử dụng lại ở lần tiếp theo. Chẳng hạn như nếu bệnh nhân được xác định là đã bị kháng với thuốc Clarithromycine thì loại thuốc này hiển nhiên sẽ bị loại ra khỏi phác đồ điều trị sau đó. Tuy nhiên,việc lựa chọn được cùng lúc 2 loại kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn Hp để phối hợp với nhau quả rất khó khăn. Điều này mang tính chất ngẫu nhiên dựa trên kinh nghiệm và phỏng đoán của bác sĩ hơn là sự lựa chọn có chủ đích.
Hiện nay một xu thế điều trị Hp kháng thuốc mới đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới đó chính là kết hợp giữa phác đồ điều trị Hp đơn thuần với kháng thể OvalgenHP. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy OvalgenHP có khả năng phá hủy và gây tổn thương cấu trúc màng tế bào vi khuẩn Hp và khiến chúng bị suy yếu cũng như nhạy cảm hơn với thuốc kháng sinh, từ đó vi khuẩn cũng dễ dàng bị tiêu diệt hơn. Sự kết hợp này đã mang lại nhiều kết quả khả quan và được xem là một bước đột phá mới trong việc điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc.
Để phòng ngừa Hp kháng thuốc các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên tuân thủ đúng theo bác đồ điều trị của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc. Song song đó cần tiến hành tái khám đúng theo chỉ định để xét nghiệm lại xem có còn dương tính với Hp hay không. Nếu còn mầm mống của bệnh thì phải tiếp tục thực hiện một liệu trình điều trị mới cho đến khi loại vi khuẩn này bị tiêu diệt hoàn toàn.
BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!