Hp (Helicobacter pylori, H.pylori) là loại vi khuẩn rất phổ biến trong dạ dày người. Đây là loại vi khuẩn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là tình trạng viêm loét dạ dày cũng như ung thư dạ dày. Tỉ lệ nhiễm phải vi khuẩn Hp trên toàn cầu là hơn 50%. Riêng tại nước ta, tỉ lệ này chiếm hơn 70% dân số. Trước những số liệu đáng báo động, hiểu rõ con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp và cách phòng ngừa là rất cần thiết.

Vi khuẩn Hp có lây không?
Xin khẳng định vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) có lây, thậm chí tỷ lệ lây nhiễm là rất cao. Đây là một loại virus trong dạ dày, tồn tại nhiều trong cao răng, nước bọt và thành niêm mạc dạ dày. Và với thói quen ăn uống chung đụng về đũa bát, ly chén hoặc hôn nhau… sẽ khiến cho virus lây lan từ người bệnh qua đối tượng tiếp xúc.
Tìm hiểu con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp và cách phòng ngừa

1. Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua con đường nào?
Vi khuẩn Hp chiếm tỉ lệ hơn 70% dân số thể giới. Nhiều khi vực trong đó có Việt Nam có hơn 70% dân số nhiễm vi khuẩn Hp. Có 4 con đường chính lây nhiễm vi khuẩn Hp. Đó là con đường miệng – miệng, phân – miệng, dạ dày – miệng, dạ dày – dạ dày.
Con đường miệng – miệng
Đây là con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp khá phổ biến trong cộng đồng. Vi khuẩn Hp không chỉ có trong dạ dày mà còn được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, nướu, khoang miệng,… Vi khuẩn Hp có thể lây qua những hành động:
- Dùng chung dụng cụ ăn uống chưa được vệ sinh.
- Uống chung ly.
- Dùng chung bát nước chấm.
- Gặp thức ăn cho nhau bằng đũa đang sử dụng.
- Hôn trực tiếp.
- Mớm thức ăn cho trẻ em.

Con đường phân – miệng
Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp, phân của bệnh nhân cũng có vi khuẩn này. Vệ sinh tay không sạch sẽ sau khi đi vệ sinh có thể làm lây nhiễm vi khuẩn Hp. Những loại côn trùng, sinh vật khác cũng có thể trung gian lây nhiễm như gián, ruồi, chuột,… khi chúng tiếp xúc với những khu vực mất vệ sinh và bám vào thức ăn không được che đậy.
Con đường dạ dày – miệng
Đây là con đường lây nhiễm chiếm tỉ lệ thấp nhưng vẫn có thể xảy ra nếu vệ sinh không tốt. Người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày và bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể vô tình đưa vi khuẩn thoát ra ngoài khi ợ chua, nôn,…
Nếu không có biện pháp vệ sinh, vi khuẩn Hp đi từ dạ dày người bệnh ra môi trường ngoài sẽ dễ lây nhiễm hơn.
Con đường dạ dày – dạ dày
Đây là con đường lây nhiễm dễ xảy ra nếu như bệnh nhân thực hiện nội soi tại các cơ sở y tế không đảm bảo vệ sinh. Khi đó vi khuẩn Hp có thể tồn tại trên đầu dò nội soi dạ dày và lây nhiễm sang người khác.
Có thể bạn quan tâm Phác đồ điều trị dứt điểm vi khuẩn Hp dạ dày

2. Biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Hp
Để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp cho bản thân và gia đình, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý:
- Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống chưa qua vệ sinh.
- Không gắp thức ăn cho nhau bằng đũa của mình.
- Bát nước chấm, ly uống nước,… nên dùng riêng.
- Vệ sinh sạch sẽ bát đũa và dụng cụ ăn uống trong gia đình.
- Không mớm thức ăn cho trẻ.
- Hạn chế ăn uống tại các hàng quán không đảm bảo vệ sinh.
- Tránh các thực phẩm ăn sống, gỏi, thức ăn lên men,… Chỉ nên ăn các thực phẩm đã qua chế biến, ăn chín uống sôi.
Người nhiễm vi khuẩn Hp có thể hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân không có các triệu chứng rõ ràng. Do đó xét nghiệm vi khuẩn Hp là biện pháp hữu hiệu nhất trong chuẩn đoán nhiễm Hp.
Nắm rõ những con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa loại vi khuẩn nguy hiểm này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!