Vi khuẩn Hp dạ dày là nỗi ám ảnh đối với những bệnh nhân không may mắc phải. Khi xâm nhập vào cơ thể, loại vi khuẩn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ung thư dạ dày. Bên cạnh đó khi nhiễm vi khuẩn Hp bệnh nhân cũng không có bất cứ biểu hiện nào rõ rệt. Chính vì vậy xét nghiệm được xem là cách hữu hiệu để chẩn đoán nhiễm Hp. Những phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp nào thường được sử dụng? Bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm câu trả lời cho vấn đề này.

8 phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori)
Xét nghiệm vi khuẩn Hp được phân làm 2 nhóm là xét nghiệm có xâm lấn và xét nghiệm không xâm lấn.
Xét nghiệm vi khuẩn Hp có xâm lấn
Đối với các xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp có xâm lấn, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu nhỏ của mô cơ thể (sinh tiết) để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Thử Urease
Phương pháp này thường gọi là test Urease. Cơ sở của phương pháp này dựa trên hiện tượng tiết nhiều men Urease đã phân hủy urea thành amoniac. Quá trình này làm cho môi trường trở nên kiềm tính. Khi tiến hành thử bằng dung dịch ure-Indol sẽ chuyển từ màu vàng sang màu hồng tím.
Đây là phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp dễ thực hiện. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là độ nhạy không cao. Để thử chính xác cần có ít nhất 100000 vi khuẩn trong mẫu sinh thiết của bệnh nhân. Nếu con số ít hơn sẽ không làm vi khuẩn đổi màu. Điều này sẽ dẫn đến chẩn đoán kém hiệu quả. Để đạt hiệu quả chính xác hơn có thể giữ mẫu sau 24 rồi mới đọc kết quả. Đối với phương pháp này độ nhạy đạt khoảng 90%, độ đặc hiệu từ 95-100%.

Xét nghiệm mô bệnh học
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm. Mẫu này được cố định bằng folmol 10% sau đó cắt thành mẫu nhỏ với kích thước từ 4 – 6 mm. Sau đó, mẫu thử sẽ được nhuộm bằng nhiều phương pháp để tiện cho việc phân tích. Những phương pháp nhuộm thường dùng như: Hematixyline – eosine (H.E), Warthin- Starry, Giemsa, Acridine- Orange, Peroxydase- Antiperoxydase, nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng thể không đánh dấu.
Khi quan sát dưới kính hiển vi có thể phát hiện ra vi khuẩn Hp rõ ràng hơn. Đây là phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp dễ áp dụng tại các cơ sở y tế. Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này >95%.
Nuôi cấy sinh thiết
Sau khi lấy sinh thiết, mẫu sinh thiết sẽ được nghiền trong 0.5ml nước muối sinh lý trong vài giây. Mẫu sinh thiết này sẽ được đưa vào môi trường nuôi cấy ngay sau đó ở nhiệt độ ổn định 37 độ C. Khi quan sả hằng ngày sẽ thấy các khuẩn lạc tròn, sáng. Độ nhậy và độ đặc biệt của phương pháp này khá cao (80% và 100%). Đây là phương pháp xét nghiệm thường được sử dụng để kiểm tra độ nhạy của kháng sinh trong điều trị vi khuẩn Hp.
Xét nghiệm vi khuẩn Hp không xâm lấn
Đối với các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp không xâm lấn, có 3 phương pháp được sử dụng nhiều vì độ nhạy và độ đặc hiệu cao cũng như dễ ứng dụng trong thực tiển chẩn đoán, điều trị.

Thử CO2 phóng xạ trong khí thở
Đối với phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp này, các bác sĩ dựa vào đặc tính của vi khuẩn Hp phân hủy ure thành CO 2 và amoniac. Bệnh nhân được cho uống dung dịch ure với đồng vị C13 hoặc C14. Nếu có sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong dạ dày, ure phóng xạ này sẽ bị phân hủy đồng thời giải phóng ra Co2 phóng xạ. Có thể kiểm tra CO2 này qua biện pháp test hơi thở. Sau khi lấy mẫu hơi thở của bệnh nhân, quá trình kiểm tra có thể được tiến hành khoảng 1 giờ sau. Độ nhày của phương pháp này đạt 85%, độ đặc hiệu đạt gần 80%.
Test ure C13 trong khí thở
Đây là phương pháp kiểm tra an toàn, không gây nhiễm xạ, dùng được cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Phương pháp xét nghiệm này dựa vào chỉ số DOB để đánh giá tình trạng nhiễm. Nếu như chỉ số DOB> 4% được xem là nhiễm Hp, dưới 4% được xem là không nhiễm khuẩn Hp.
Test ure hơi thở với C14
Đây là phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp có chi phí thấp hơn tuy nhiên sẽ gây ra nhiễm xạ với liều nhỏ (tỉ lệ 1/1000 lần so với chụp X – quang. C14 bản chất là chất phóng xạ. Do đó phương pháp này không dùng được cho phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ.
Trước khi tiến hành kiểm tra bệnh nhân cần ngừng sử dụng các thuốc kháng sinh, các thuốc chứa bismuth trong 4 tuần. Thuốc sucralfat và các thuốc ức chế bơm proton cũng cần ngưng sử dụng trọng 2 tuần. Bên cạnh đó cũng cần nhịn đói trước khi test 6 giờ.
Bác sĩ sẽ dựa vào thông số DPM (độ phân giải phóng xạ trong 1 phút) để đánh giá kết quả. Theo đó nếu DPM<50 là âm tính với Hp; từ 50-199 DPM là khoảng không xác định được; từ 200 DPM trở lên là nhiễm H.pylori.
Test huyết thanh
Phương pháp test huyết thanh dựa trên cơ sở tìm kháng thể Hp trong huyết thanh. Đây được xem là phương pháp xét nghiệm nhiễm khuẩn Hp đơn giản, kết quả nhanh. Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này đều >90%. Hạn chế của phương pháp này là thường cho kết quả dương tính giả. Do kháng thể vi khuẩn Hp vẫn còn trong dạ dày sau một vài năm. Do đó đây là phương pháp chẩn đoán ít được khuyến cáo sử dụng trong điều trị Hp dạ dày trừ phi không có phương pháp đáng tin cậy hơn.
Xét nghiệm phân
Đây là phương pháp xét nghiệm để kiểm tra kháng nguyên Hp trong phân bệnh nhân. Phương pháp này thường áp dùng với trẻ nhỏ. Độ nhạy của phương pháp này khá cao từ 91-98%; độ đặc hiệu đạt từ 94-99%.
Có thể bạn quan tâm
Trên đây là những phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) thường sử dụng nhất trong cuộc sống. Bạn có thể tham khảo các phương pháp trên cũng như trao đổi với bác sĩ để có phương pháp phù hợp nhất với mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!