Với ưu điểm dễ kiếm, phổ biến xung quanh chúng ta lại đơn giản, dễ sử dụng, an toàn lại không tốn nhiều chi phí, một số cây thuốc Nam được người dân sử dụng để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Đó là những loại cây gì? Công dụng và mức độ hiểu quả của chúng ra sao? Chuyên gia nhận định như thế nào về cách chữa này?
Chữa khỏi viêm loét dạ dày tá tràng bằng 4 cây thuốc Nam
1. Nha đam
Đây là loại cây có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ tốt cho da, nha đam còn đem đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa của bạn. Các bộ phận của nha đam từ rễ, thân, lá,… đều có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Y học cổ truyền xếp nha đam vào loại cây vị đắng, tính hàn. Tác dụng chính của nha đam là thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Sử dụng đúng cách có thể giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng khi bệnh mới tiến triển.
Chuẩn bị:
– Nha đam tươi 5 lá.
– Mật ong rừng 1/2 lít.

Thực hiện:
Bạn rửa sạch phần lá nha đam đã chuẩn bị, bóc vỏ sạch. Lấy phần lõi nha đam bên trong để sử dụng. Xay nhuyễn nha đam tươi cùng với phần mật ong mà bạn đã chuẩn bị với máy xay sinh tố. Sau đó bạn rót vào chai, đậy kín, cho vào tủ lạnh để sử dụng dần.
Sử dụng phần nước này ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 300 ml trong thời gian từ 2 – 3 tuần. Hỗn hợp nha đam mật ong sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể các vấn đề về tiêu hóa, chướng bụng, ăn không tiêu cũng như làm giảm các tổn thương do viêm loét dạ dày tá tràng.
2. Lá mơ lông
Lá mơ khá phổ biến tại nhiều vùng trên nước ta, là dược liệu tính bình, vị chua. Tác dụng chính của lá mơ lông là tiêu thực, giải độc cũng như hoạt huyết, trừ thấp, trừ phong,… Các bài thuốc nam thường dùng lá mơ lông trong các vấn đề về tiêu hóa như cam tích, đau bụng, kiết lỵ, viêm loét dạ dày tá tràng…

Chuẩn bị:
– Chuẩn bị từ 20 – 30 lá mơ lông.
Thực hiện:
– Sơ chế lá mơ lông sau đó rửa sạch, cho vào cối giã nát. Bạn chắt lấy nước và bỏ phần bã lá. Dùng phần nước thu được uống mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 tháng để ổn định sức khỏe tiêu hóa.
3. Lá vú sữa
Tác dụng chính của lá vú sữa theo sách Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam (Võ Văn Chí) là tan máu ứ, hoạt huyết, tiêu sưng giảm đau,… rất phù hợp cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Đây cũng là loại cây quen thuộc với nhiều người, dễ kiếm và dễ sử dụng.

Chuẩn bị:
– Lá vú sữa khoảng 20 lá.
Thực hiện:
– Rửa sạch lá vú sữa, để ráo. Đem lá vú sữa đã làm sạch sắc với nước khoảng 300 ml để sử dụng, giúp làm giảm tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng.
4. Cây lược vàng
Lược vàng là loại cây khá quen thuộc trong đời sống. Cây lược vàng chứa nhiều chất quý như steroid, flanovoid,… rất tốt cho việc giảm đau, kháng viêm, hoạt huyết, làm vết thương mau lành,…

Chuẩn bị:
– Lá cây lược vàng tươi khoảng 50 g.
Thực hiện:
– Rửa sạch cây lược vàng với nước, sau đó cho vào cối và giã nát. Dùng phần nước cốt thu được chắt để uống nhằm giảm các cơn đau do viêm loét dạ dày, tá tràng gây ra.
Đánh giá cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc Nam
Các chuyên gia đánh giá, với những lợi ích cho sức khỏe, các cây thuốc Nam có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng ở giai đoạn nhẹ cũng như sử dụng song song với các phương pháp điều trị khác như một biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, không nên vì thế mà lạm dụng các loại cây này trong điều trị bệnh. Bệnh nhân nên đi thăm khám để biết chính xác tình trạng bệnh của mình, tiến triển ra sao? Từ đó có những phương pháp điều trị tích cực và phù hợp nhất.
Một số cách chữa viêm loét dạ dày bằng thảo dược khác:
- Chè dây giúp làm liền sẹo, giảm đau do viêm loét dạ dày tá tràng
- Tìm hiểu nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng để loại bỏ.
- Bài thuốc đặt trị bệnh viêm loét dạ dày – Bác sĩ khuyên dùng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!