Do thường xuyên bị đau bụng, bé Minh Quân được mẹ đưa đi bệnh viện Nhi Đồng khám. Cầm trên tay phiếu kết quả xét nghiệm máu dương tính với vi khuẩn Hp chị Thu Hằng không khỏi lo lắng cho sức khỏe của con mình. Điều chị quan tâm là không biết liệu trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có nguy hiểm không bởi theo chị tìm hiểu trên mạng thì thấy có rất nhiều người bị ung thư dạ dày vì nhiễm vi khuẩn Hp.
Cùng chung tâm trạng trên, vợ chồng chị Ngọc cả tuần nay cũng đứng ngồi không yên vì con chị mới 3 tuổi thôi mà đã bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày rồi. Bởi vậy mà bé cứ ôm bụng kêu đau rồi nôn ói suốt, bé lại biếng ăn nên người gầy sọp hẳn.
Theo bác sĩ Lê Thị Hoa ( bệnh viện Nhi Đồng I- TPHCM), hiện nay tình trạng trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển do điều kiện sống kém vệ sinh và ý thức tầm soát vi khuẩn Hp của người dân còn hạn chế. Nếu như trước đây trẻ dưới 5 tuổi thường rất ít bị nhiễm vi khuẩn Hp thì hiện nay ở nước ta, tỷ lệ này đã gia tăng đáng kể. Thống kê trong cộng đồng cho thấy có khoảng 35-55% tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em. Tuy nhiên điểm đáng báo động là số trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp trước năm 1 tuổi chiếm tới 20-35%, con số này cũng tăng mạnh trong giai đoạn từ 3-10 tuổi ở mức 45-50%. Đây quả là một thách thức không nhỏ đối với y học cũng như các bác sĩ chuyên khoa bởi việc điều trị nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em thường khó khăn mà mất nhiều thời gian hơn so với người lớn.
Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?
Thông thường vi khuẩn Hp cần phải có một khoảng thời gian nhất định để xâm nhiễm vào trong dạ dày. Do vậy không phải lúc nào trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp cũng có triệu chứng. Tuy nhiên, khi gặp các điều kiện thuận lợi, đặc biệt là khi sức đề kháng của trẻ yếu thì chúng có thể phát triển mạnh và gây bệnh cho dạ dày cũng như các cơ quan lân cận.
Một số bệnh lý trẻ có thể gặp phải khi nhiễm vi khuẩn Hp như bệnh viêm loét dạ dày, viêm dạ dày- tá tràng, trào ngược thực quản dạ dày hay xuất huyết dạ dày. Riêng đối với căn bệnh ung thư dạ dày thì hiếm khi gặp ở trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp bởi vi khuẩn cần phải có thời gian dài mới có thể gây đột biến được các tế bào niêm mạc dạ dày dẫn đến ung thư hóa.
Vi khuẩn Hp có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ
Bên cạnh các bệnh lý ở dạ dày thì trẻ em bị nhiễm vi khuẩn Hp cũng thường mắc chứng thiếu máu, thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi, chậm phát triển. Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng, rối loạn miễn dịch hay ban xuất huyết khi bị nhiễm Hp trong dạ dày.
Để ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn Hp gây ra cho con trẻ thì cha mẹ nên tích cực chữa trị sớm cho bé khi có yêu cầu của bác sĩ. Thông thường việc điều trị bệnh cho bé cần tuân thủ theo một phác đồ điều trị do bác sĩ lựa chọn để tránh hiện tượng lớn thuốc, kháng thuốc.
Làm thế nào để giảm thiểu được những tác hại do vi khuẩn HP gây ra cho trẻ?
Để hạn chế được các biến chứng mà vi khuẩn Hp gây ra cho trẻ cũng như hỗ trợ cho quá trình điều trị mau đạt kết quả, bác sĩ Hoa khuyến cáo các bậc phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cho bé ăn chín, uống sôi . Tuyệt đối không để bé ăn các thức ăn kém vệ sinh được chế biến và bày bán ngoài lề đường.
- Tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho bé bằng cách bổ sung thêm vitamin C, thêm nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên cám và trái cây vào bữa ăn hàng ngày của bé.
- Khuyến khích các bé uống nhiều nước để hỗ trợ cơ thể đào thải các chất độc hại do vi khuẩn Hp tiết ra.
Ngoài ra trong quá trình điều trị bệnh, cha mẹ nên đưa bé đi tái khám định kì để theo dõi được kết quả điều trị và tiến triển của bệnh. Việc ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho trẻ cũng rất quan trọng để tránh hiện tượng tái nhiễm vi khuẩn sau này.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
Bài được quan tâm
Thuốc dòng họ Nguyễn Thu chữa vi khuẩn Hp dạ dày tốt không?
Giá như tôi biết đến phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày của dòng họ Nguyễn Thu sớm hơn…
Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?
Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?
Công dụng thuốc Nizatidine trong chữa bệnh viêm loét dạ dày
Cách chấm dứt tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài
Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?
Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?
Bệnh XUẤT HUYẾT DẠ DÀY nguy hiểm chết người
Có thể chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!