Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây khó thở?

Thứ Tư, 11-04-2018

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng nhiều người ở nhiều lứa tuổi gặp phải.  Bệnh khiến cho chúng ta mệt mỏi, chán ăn, tinh thần sa sút và hệ hô hấp trở nên bất ổn. Một trong những lo lắng của họ chính là bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây khó thở hay không? Làm thế nào để khắc phục được hiện tượng này? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong chuyên mục hôm nay của chúng tôi.

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng mà dịch vị ở dạ dày trào ngược lên thực quản làm cho niêm mạc thực quản bị tổn thương. Ngoài việc làm tổn thương trực tiếp đến niêm mạc thực quản thì trào ngược dạ dày là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy kịch của bệnh đau dạ dày, nó thường kèm theo các biểu hiện khác như: đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, nôn ói nhiều lần. Nguy hiểm hơn nó có thể sinh ra các biến chứng như bị chảy máu thực quản, làm hẹp thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.

Theo những thống kê thời gian gần đây thì tỉ lệ ung thư thực quản chiếm 20% trong số những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Con số này không hề nhỏ và chúng ta cần phải có sự quan tâm nhất định.

Tại sao chúng ta lại bị trào ngược dạ dày thực quản?

Khi lượng axit, hay còn gọi là dịch vị trong dạ dày như  Khi các chất dịch trong dạ dày như  HCL, pepsin,… bị mất cân bằng do lượng axit tăng cao, lượng ba zơ trung hòa ít hơn. Lúc này lượng axit sẽ tác động và hố thắt thực quản bị mở ra, chính vì vậy mà thức ăn, dịch vị dạ dày sẽ có con đường trào ngược lên vòm họng, thực quản và thậm chí là cả miệng gây tình trạng nôn ói.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây khó thở?

Trên đây chúng ta đã biết nguyên nhân sinh ra bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài việc khiến bạn nôn, ói, làm tổn thương niêm mạc thực quản, hình thành các biến chứng ở thực quản thì nó còn khiến cho chúng ta khó thở. Lúc này bệnh nhân cảm thấy bị đè ép, thắt ở ngực, lan ra lưng, cánh tay, thậm chí nhiều bệnh nhân còn cảm thấy tức toàn bộ vùng ngực.

Cụ thể các bác sĩ chuyên khoa đã lý giải tại sao trào ngược dạ dày thực quản lại khiến chúng ta bị khó thở:

  • Khi lượng axit dịch vị dạ dày bị trào ngược, đẩy ngược lên vòm họng nó sẽ chèn ép vòm họng và làm cho không khí trong thực quản bị cản trở lưu thông, gây khó thở.
  • Dịch vị cùng với thức ăn chưa được tiêu hóa trào ngược lên thực quản làm cản trở quá trình hô hấp.
  • Thực quản, thanh quản bị tác động của dịch vị dạ dày lâu ngày dẫn đến tổn thương, điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập, các vết thương, viêm loét, sưng tấy… kéo theo các bệnh lý về hô hấp như ho, viêm họng, hen suyễn… tất cả đều khiến chúng ta khó thở, hô hấp khó khăn.

 

Làm gì để khắc phục hiện tượng khó thở do trào ngược dạ dày thực quản?

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản cùng với biểu hiện khó thở không phải là một tín hiệu thông thường của bệnh dạ dày. Nó có thể làm cho bạn gặp rắc rối và phải đối diện với các bệnh lý như: mất giọng, viêm thực quản mãn tính, ung thư thực quản, u bướu thực quản, hen suyễn…

Do đó ngay khi gặp tình trạng này chúng ta phải tìm cách khắc phục, điều trị.

Làm gì để giải quyết tình trạng khó thở do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra?

– Điều đầu tiên mà bạn nên làm là lập tức đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị.

– Tiếp nhận điều trị theo chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc và tái khám đều đặn. Đừng thấy bệnh có dấu hiệu giảm bớt là chủ quan không tái khám theo lịch. Bạn không thể tự kiểm soát được tình trạng bệnh đã thật sự được điều trị hoàn toàn hay chưa. Ngược lại, việc tái khám không theo lịch sẽ tạo điều kiện cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có nhiều cơ hội tái phát, tương tác thuốc cho lần điều trị sau cũng sẽ kém đi rất nhiều.

Bên cạnh đó nên chú ý một số thói quen không tốt sau:

  • Không dùng những loại thực phẩm chứa chất kích thích và dầu mỡ như: cà phê, rượu, bia, nước trà đặc, nước uống có chứa nhiều vitamin C và axit như cam chanh; các loại thức ăn nhiều dầu mỡ… Hãy ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, lành tính với dạ dày.
  • Không ăn quá no một lúc, cần phải chia nhỏ các bữa ăn. Mỗi ngày nên chia 3 bữa chính ra thành 5 đến 6 bữa nhỏ hơn, lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi bữa cũng cần giảm bớt.
  • Không ăn trước khi đi ngủ, sát giờ ngủ, thức ăn lúc này chưa được tiêu hóa hết, khi bạn đi ngủ thì hệ tiêu hóa hầu như hoạt động kém đi, lượng thức ăn còn trong dạ dày dễ theo tư thế nằm ngủ bị trào ngược lên. Thậm chí nếu bạn ngủ quá sâu, không xử lý kịp khi bị trào ngược gây khó thở thì có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Sau khi ăn phải vận động để thức ăn được tiêu hóa, nếu nằm ngay sau khi ăn thì bạn sẽ gặp rắc rối ngay.
  • Không mặc quần áo, nhất là áo chật quá sau khi ăn, hãy mặc trang phục khiến bạn cảm thấy thoải mái.
  • Khi ngủ kê gối cao hơn thông thường.
  • Hãy kết hợp việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với một số bài thuốc dân gian, y học cổ truyền  hỗ trợ điều trị làm giảm axit dạ dày một cách tự nhiên như: trà gừng, hỗn hợp bột nghệ và mật ong, trà thảo mộc, trà hoa cúc…
  • Sau cùng phải giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng thần kinh quá mức sẽ làm bệnh nặng hơn.

Hãy nhớ nếu tình trạng trào ngược dạ dày thực quản làm bạn khó thở diễn ra thường xuyên, mức độ nặng dần thì bạn phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ. Nếu bạn chần chờ và chủ quan chờ cơn đau qua đi thì bạn sẽ phải đối diện với những hậu quả nặng nề hơn về sau.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...

Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?

Nhiều người đang lo lắng không biết ăn hải sản bị đau bụng nên làm...

Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi...