Kiến thức cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thứ Hai, 18-12-2017

Căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản đang khiến rất nhiều người gặp phiền toái nhưng không phải ai cũng biết trào ngược dạ dày thực quản là gì cũng như nguyên nhân và cách điều trị bệnh sao cho hiệu quả. Dưới đây chuyên mục sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cần biết liên quan đến căn bệnh này nhằm biết cách phòng ngừa, sớm phát hiện và chữa khỏi bệnh trong thời gian nhanh nhất.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những căn bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa xảy ra khi acit trong dạ dày chảy ngược trở lên trên ống nối giữa miệng và dạ dày của bạn (thực quản). Phần axit trào ngược lên có thể gây kích thích lớp lót của thực quản khiến cho bộ phận này bị viêm và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Ở những người bình thường thì dạ dày và thực quản được nối với nhau bằng van tâm vị ( hay còn gọi là cơ thắt thực quản dưới ). Khi chúng ta nuốt thức ăn vào, van tâm vị sẽ mở ra để cho thức ăn có thể di chuyển vào trong dạ dày, sau đó đóng lại. Tuy nhiên khi bị trào ngược dạ dày thực quản chức năng hoạt động của cơ co thắt thực quản dưới bị suy giảm nên lực đóng của van trở nên yếu hoặc van mở ra không đúng lúc khiến cho axit và dịch vị có trong dạ dày bị trào ngược lên trên.

Hầu hết mọi người  đều có thể kiểm soát sự khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thay đổi lối sống và dùng một số loại thuốc không cần đơn. Một số ít trường hợp bị nặng thì có thể cần đến thuốc mạnh hơn hoặc phẫu thuật mới giúp thoát khỏi căn bệnh khó chịu này.

Kiến thức về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Để có thể phòng ngừa và điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả hơn thì ngoài việc tìm hiểu trào ngược dạ dày thực quản là gì chúng ta cũng nên biết chút kiến thức liên quan đến bệnh. Dưới đây là nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng cũng như các phương pháp điều trị bệnh hiện đang được áp dụng:

1. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Như đã thông tin ở trên bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ co thắt ở thực quản dưới bị giãn ra và hoạt động suy yếu làm các chất có trong dạ dày bì trào ngược lên thực quản. Ngoài ra một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc khiến cho chứng trào ngược trở lên trầm trọng như:

  • Căng thẳng, stress kéo dài
  • Thừa cân, béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Ăn quá  nhiều thức ăn trong 1 bữa hoặc có thói quen ăn khuya rồi đi ngủ
  • Ăn nhiều đồ chiên, chào và các thức ăn béo chứa nhiều dầu mỡ
  • Thường xuyên uống rượu, cà phê
  • Tác dụng phụ của thuốc, thường gặp nhất là Aspirin
  • Bẩm sinh bị thoát vị cơ hoành, sa dạ dày hoặc van tâm vị hoạt động kém hiệu quả ngay từ khi được sinh ra
  • Tai nạn làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ co thắt dưới thực quản

2. Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của căn bệnh này bao gồm:

  • Cảm giác nóng và bỏng rát ở ngực (ợ nóng), ợ chua thường là sau khi ăn, có thể tệ hơn vào ban đêm
  • Tức ngực
  • Khó nuốt
  • Có chất lỏng chua ợ lên tới tận miệng
  • Cảm giác như có một khối u vướng víu trong cổ họng của bạn
  • Trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm có thể gây nên các chứng: viêm họng mãn tính, ho, viêm thanh quản, suyễn, khó thở, ngưng thở…

Bệnh trào ngược thực quản dạ dày gây ợ nóng

Bệnh trào ngược thực quản dạ dày gây ợ nóng

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi các biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản ngày càng nghiêm trọng và xảy ra hơn 2 lần trong một tuần. Đặc biệt là khi xuất hiện các cơn đau tức ngực, khó thở.

3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? Có biến chứng gì không?

Trào ngược dạ dày thực quản không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, thế nhưng theo thời gian khi bệnh phát triển nặng dẫn đến tình trạng viêm mãn tính trong thực quản thì chúng ta phải đối mặt với một số biến chứng như:

  • Hẹp thực quản (hẹp cơ thực quản: Đây là một ảnh hưởng của thực quản do axit dạ dày trào ngược lên gây viêm và hình thành mô sẹo trong thực quản. Những mô sẹo này gây cản trở đường đi của thức ăn qua thực quản nên đôi lúc người bệnh có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn.
  • Loét thực quản):  Acid dạ dày có thể ăn mô ở thực quản và gây ra các vết loét ăn sâu vào trong. Loét thực quản có thể dẫn đến chảy máu, gây đau và gây khó nuốt.
  • Ung thư thực quản: Do ảnh hưởng của axit dạ dày trào ngược lên, các mô trong lớp thực quản dưới có thể bị biến đổi và dẫn đến ung thư.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Để xác nhận chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hoặc để kiểm tra các biến chứng, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp xét nghiệm như sau:

  • Nội soi dạ dày: Bác sĩ chèn một ống mỏng, linh hoạt được trang bị một đèn và máy ảnh (nội soi) xuống cổ họng của bạn, để kiểm tra bên trong thực quản và dạ dày. Kết quả xét nghiệm thường là bình thường khi có hiện tượng trào ngược, nhưng nội soi có thể phát hiện viêm thực quản (esophagitis) hoặc các biến chứng khác. Nội soi cũng có thể được sử dụng để lấy mẫu mô (sinh thiết) để tầm soát ung thư thực quản.
  • Kiểm tra đầu dò acid ambulatory (pH): Một camera siêu nhỏ được đặt trong thực quản của bạn để xác định khi nào, và trong bao lâu, acid dạ dày ở đó. Camera một đầu kết nối với ống mỏng được luồn qua mũi xuống thực quản, đầu còn lại được kết nối với máy tính nhằm truyền tải những hình ảnh thu được bên trong thực quản. Điều này cho phép bác sĩ quan sát và chuẩn đoán được bệnh.
  • Đo áp suất thực quản: Thử nghiệm này đo mức co bóp cơ tim trong thực quản của bạn khi nuốt. Đo áp suất thực quản cũng đo lường sự phối hợp giữa các cơ trong thực quản của bạn.
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa trên: Cho phép bác sĩ nhìn thấy những điểm bất thường trong thực quản, dạ dày và ruột thừa thể hiện trên phim chụp x-quang.

5. Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Thông thường khi bệnh chưa quá nghiêm trọng bác sĩ thường khuyên bạn trước tiên hãy thử sửa đổi lối sống và uống một số loại thuốc không theo toa trong vòng một vài tuần trước. Nếu sau đó các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm thì mới xem xét đổi loại thuốc theo toa nặng hơn hoặc đề nghị phẫu thuật.

a. Các thuốc không theo toa

Các loại thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở giai đoạn nhẹ bao gồm:

Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc

  • Thuốc kháng axit và làm trung hòa axit dạ dày: Như Mylanta, Rolaids và Tums, có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên loại thuốc này lại không giúp làm lành các tổn thương ở thực quản khi bộ phận này đã bị viêm. Việc lạm dụng một số thuốc kháng axit có thể gây ra các phản ứng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc đôi khi các vấn đề về thận.
  • Thuốc để giảm tiết axit dạ dày:  Các thuốc này được gọi là thuốc chẹn thụ thể H2. Chúng bao gồm Cimetidin (Tagamet HB), Famotidine (Pepcid AC), Nizatidine (Axid AR) và Ranitidine (Zantac). Thuốc chẹn thụ thể H 2 không hoạt động nhanh như các thuốc kháng axit nhưng chúng có thể giảm sản xuất axit từ dạ dày trong 12 giờ.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng ngăn tiết axit và chữa lành tổn thương trong thực quản. Một số loại thuốc phổ biến như Ansoprazole (Prevacid 24 HR) và Omeprazole (Prilosec OTC, Zegerid OTC).

b. Các thuốc có tác dụng mạnh cần kê đơn

Trường hợp các loại thuốc trên không có tác  dụng, bệnh nhân cần sử dụng thuốc mạnh hơn và phải có sự kê toa của bác sĩ như:

  • Thuốc chặn H2 receptor :  Bao gồm thuốc Famotidine theo toa (Pepcid), Nizatidine và Ranitidine (Zantac). Những loại thuốc này nói chung dung nạp tốt nhưng việc sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B-12 và gãy xương.
  • Thuốc ức chế bơm proton có tính năng mạnh theo toa:  Chúng bao gồm Esomeprazole (Nexium), Lansoprazol (Prevacid), Omeprazole (Prilosec, Zegerid), Pantoprazole (Protonix), Rabeprazole (Aciphex) và Dexlansoprazole (Dexilant). Các thuốc này có thể gây tiêu chảy, nhức đầu, buồn nôn và thiếu vitamin B-12. Sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông.
  • Thuốc để tăng cường cơ vòng thực quản dưới: Baclofen có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhưng lại gây một số tác dụng phụ như mệt mỏi hoặc buồn nôn.

c. Phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường có thể được kiểm soát bằng thuốc men. Nhưng nếu thuốc không giúp làm thuyên giảm bệnh hoặc người bệnh muốn hoàn toàn thoát khỏi căn bệnh này thì sẽ cần đến phẫu thuật.

Các phương pháp phẫu thuật hiện đang được chỉ định trong điều trị căn bệnh này bao gồm: Nội soi, tạo nếp  gấp đáy vị bằng các kỹ thuật Nissen hay Toupet…

6. Lối sống và biện pháp khắc phục bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại nhà

Sự thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm các triệu chứng và tần suất tái phát bệnh. Bạn hãy cố gắng thực hiện tốt các vấn đề sau:

  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Béo phì có thể gây ra nhiều áp lực lên vùng bụng và dạ dày khiến cho axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm giảm khả năng hoạt động của cơ vòng thực quản dưới nên nếu đang hút thuốc bạn cần từ bỏ ngay
  • Nâng đầu giường lên hoặc kê gối cao trong lúc ngủ:  Nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng khi ngủ, hãy đặt các khối gỗ hoặc xi măng dưới chân giường để đầu của bạn được nâng lên từ 6 đến 9 phân. Nếu bạn không thể nâng giường, bạn có thể nằm ngủ với gối cao hơn một chút cũng có hiệu quả.
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn: Chờ ít nhất hai đến ba giờ sau khi ăn cho thức ăn được tiêu hóa hết mới nên nằm.
  • Ăn từ từ và nhai kỹ giúp giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa và không khiến dạ dày tiết ra quá nhiều axit cũng như dịch vị.
  • Tránh thức ăn và đồ uống gây trào ngược:  Các chất kích thích thông thường bao gồm thực phẩm béo hoặc chiên, sốt cà chua, rượu, sôcôla, bạc hà, tỏi, hành tây, và caffein.
  • Mặc quần áo rộng rãi, phù hợp, phụ nữ không nên mặc áo ngực quá chật sẽ gây chèn ép cơ thắt thực quản dưới.

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì và cung cấp thêm một số kiến thức bổ ích để bạn có thể điều trị bệnh hiệu quả hơn khi mắc phải. Nếu bạn đang có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh thì nên tới bệnh viện ngay khi có thể nhằm chữa trị bệnh càng sớm càng càng tốt.

THÔNG TIN HỮU ÍCH BẠN NÊN THAM KHẢO

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...

Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?

Nhiều người đang lo lắng không biết ăn hải sản bị đau bụng nên làm...

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây khó thở?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng nhiều người ở nhiều lứa tuổi...