Cây đơn tướng quân, khôi nhung,… là những tên gọi khác nhau của khôi tía, một loại cây được dân gian dùng để cải thiện sức khỏe của bệnh nhân mắc các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa. Cách chữa đau dạ dày bằng lá khôi tía ra sao? Có những lưu ý gì khi sử dụng loại lá này. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Lá khôi tía là gì?
Lá khôi tía là cây dại chủ yếu mọc hoang tại các khu vực trung du, miền núi tại một số tỉnh phía Bắc và miền Trung như Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đà Nẵng, Nghệ An,…
Đây là một loài thực vật họ Anh thảo, có thân rỗng, xốp, nhỏ và ít phân nhánh nên hầu hết lá cây tập trung ở ngọn. Lá khôi tía có phiến lá nguyên, mọc so le với phần răng cưa nhỏ và mịn ở mép lá.

Công dụng trị đau dạ dày của lá khôi tía
Lá khôi tía được biết đến với công dụng giảm đau và giảm dịch vị ở bệnh nhân có các vấn đề về tiêu hóa. Công dụng này có được do tành phần Tanin và Glucosid có trong lá khôi tía giúp trung hòa và giảm nồng độ axit dạ dày. Từ đó giúp bệnh nhân giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn. Chính vì những lợi ích này, lá khôi tía được dùng trong điều trị đau dạ dày, các vấn đề về viêm loét dạ dày tá tràng cùng với một số loại dược liệu khác.
Cách chữa đau dạ dày bằng lá khôi tía
Lá khôi tía thường được phối hợp cùng các nguyên liệu như lá bồ công anh, lá khổ sâm và lá cam thảo dây để dùng trong điều trị cho bệnh nhân đau dạ dày. Bạn chuẩn bị các nguyên liệu trên theo tỉ lệ:
- 60g lá khôi tía.
- 40g lá bồ công anh.
- 20g lá cam thảo dây.
- 12 g lá khổ sâm.
Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu trên, bạn rửa sạch và sắc cùng với 1, 5 lít nước trong khoảng 20 phút. Phần nước sau khi nấu bạn hãy chia ra uống 3 lần trước các bữa ăn chính trong ngày. Dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút để làm dịu dạ dày trước khi ăn sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng đau và khó chịu sau bữa ăn.
Lưu ý: Chữa đau dạ dày bằng lá khôi tía là một cách dân gian, thường chỉ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra cũng như hỗ trợ một phần trong quá trình điều trị bệnh. Hiệu quả của các loại cây cỏ dân gian còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa bệnh nhân. Bệnh nhân đau dạ dày kéo dài cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có các chỉ định phù hợp nhất.
Tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!