Thực tế, hầu hết các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày đều xuất phát từ những thói quen sinh hoạt của con người. Chỉ một số ít trường hợp là do những yếu tố bất khả kháng như bệnh tật hay dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó. Vì vậy, việc nắm rõ các nguyên nhân này sẽ giúp bạn có phương án phòng ngừa và chữa trị bệnh đau dạ dày hiệu quả hơn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất mà chúng ta cần phải biết.

6 nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày thường gặp
Khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây nên tình trạng viêm loét, dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng dạ dày hay gây nên những cơn đau dạ dày cực kì phiền toái. Nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn Hp, tâm lý, rượu bia, thuốc lá, ăn uống không khoa học và thuốc tây y. Cùng tìm hiểu chi tiết như sau.
1. Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori)
Nhân tố vi khuẩn HP được xem là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày cao nhất hiện nay. Khi bị dương tính với vi khuẩn HP cũng đồng nghĩa với việc vi khuẩn HP tấn công niêm mạc thành mạch dạ dày, chúng tiết ra chất phá hủy tế bào và làm teo niêm mạc, giảm sự tăng tiết acid dịch vị gây nên một số vấn đề như: Giảm chức năng tiêu hóa, loét niêm mạc dạ dày, thủng dạ dày hay nguy hiểm hơn là chúng làm gia tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư dạ dày hoạt động.
Dạng đau dạ dày do vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người này qua người khác theo nhiều con đường khác nhau như:
- Nguồn nước ô nhiễm, hồ bơi công cộng, ao, hồ, sông suối…
- Sinh hoạt chung với người bị nhiễm vi khuẩn HP từ việc ăn uống, hôn nhau…Chủ yếu là lây nhiễm từ những thành viên trong gia đình có nhiễm loại vi khuẩn này.
- Thực phẩm không đảm bảo: Vi khuẩn HP có thể sống ngoài môi trường và xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống không đảm bảo vệ sinh không ăn chín uống sôi, đặc biệt là ăn rau sống…
Chỉ cần lơ là một chút là chúng ta có thể bị nhiễm vi khuẩn hp, đây chính là lý do tại sao ngày càng có nhiều người bị đau dạ dày.
2. Yếu tố tâm lý (căng thẳng, lo lắng, stress)
Tâm lý ảnh hưởng không nhỏ tới việc co bóp của dạ dày, việc căng thẳng stress quá mức, thường xuyên thức khuya khiến tâm lý bất ổn làm gia tăng tình trạng co bóp ở dạ dày. Lúc này acid dịch vị tại dạ dày tiết ra nhiều làm mất cân bằng độ ph và gia tăng khả năng bào mòn niêm mạc, đó cũng là lý do tại sao bạn bị đau dạ dày.
3. Sử dụng bia, rượu và chất kích thích
Nước ta là nước có số người sử dụng bia, rượu cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Từ các thành phố đô thị hay nông thôn việc sử dụng bia rượu đã như một thói quen khó bỏ của nhiều người, thậm chí có rất nhiều nghiện rượu. Số người mắc bệnh đau dạ dày theo đó cũng tăng lên vì theo nghiên cứu các nhà khoa học đã nhận thấy bia rượu là một trong những nguyên nhân bị đau dạ dày thường gặp hiện nay.

Rượu, bia có chứa nồng độ cồn cao, chất này sau khi lên men chuyển hóa thành acetate gây phá hủy lớp niêm mạc dạ dày và khiến bào mòn dạ dày gây viêm loét gây suy giảm chức năng hấp thu các chất của dạ dày đồng thời hình thành nên các bệnh đau dạ dày như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm sung huyết….
4. Hút thuốc lá quá nhiều
Hút thuốc lá không chỉ gây hại tới phổi mà đây cũng được xem là nguyên nhân của bệnh đau dạ dày. Sự nguy hiểm của thuốc lá đối với dạ dày là do trong thuốc lá có chứa Nicotine một chất có khả năng thúc đẩy tăng bài tiết acid dạ dày và pepsin của cơ thể, chính những tác nhân này khiến cho dạ dày bị bào mòn nhanh hơn.
Bên cạnh đó chất này còn có khả năng cản trở việc hồi phục tổn thương của niêm mạc tế bào, hợp chất Prostaglandin có vai trò hồi phục tổn thương tế bào nhưng trường hợp dùng thuốc lá đã khiến ức chế khiến cơ thể không tiết ra được chất này khiến cho dạ dày bị tổn thương gây viêm loét và đau dạ dày.
5. Chế độ ăn uống không hợp lý và lành mạnh
Ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày phổ biến hiện nay. Một số thói quen ăn uống làm gia tăng bệnh đau dạ dày mà bạn nên biết như:
- Ăn trước khi ngủ: Thói quen này sẽ làm cho thức ăn chưa được phân hủy hết ứ đọng tại dạ dày gây lên men sinh ra các loại khí độc có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Thực phẩm ô thiu, thực phẩm sống nhiễm khuẩn, nhiễm sán, vi nấm…
- Ăn quá nhanh, quá no: Tình trạng này làm cho dạ dày không bài tiết kịp acid để tiêu hóa thức ăn gây nên các chứng chướng bụng đầy hơi và nếu kéo dài lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị phá hủy.
- Ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh: Việc sử dụng thực phẩm có tính chất quá nóng hoặc có lạnh sẽ làm kích ứng niêm mạc dạ dày khiến cho việc co bóp tuần hoàn máu tại dạ dày bị ảnh hưởng dễ bị viêm nhiễm.
- Vừa ăn vừa làm việc: Sẽ làm cho lượng máu lên não nhiều hơn xuống dạ dày khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị gián đoạn dễ gây viêm loét.
6. Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y
Sử dụng thuốc tây cũng là một trong những lý do gây đau dạ dày, khuyến cáo này đã được phổ biến là do một số loại thuốc dùng điều trị bệnh có khả năng ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày, làm mất cân bằng yếu tố tại dạ dày gây bệnh đau dạ dày. Ví dụ một số thuốc hay gặp như:
- Thuốc kháng sinh: Lạm dụng thuốc kháng sinh liều cao sẽ tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có lợi trong dạ dày, chính vì vậy mà dạ dày cũng dễ bị tấn công bởi các yếu tố xâm nhập bên ngoài như vi khuẩn HP.
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau thường có tác dụng phụ làm giảm lượng chất nhày bảo vệ dạ dày nên dễ làm tổn thương và gây xuất huyết dạ dày…
Vì nguy cơ bị đau dạ dày do dùng thuốc tây y thường xuyên là khá cao nên khi áp dụng thuốc trị bệnh thì người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ , tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc dẫn tới những nguy hiểm có thể xảy ra ở dạ dày.
Để hạn chế các nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày cần:
- Dừng hút thuốc ngay.
- Cần tránh uống quá nhiều rượu.
- Tránh xa các loại đồ uống chứa caffein, có ga và nước trái cây có chứa axit xitric, ví dụ như bưởi, cam, dứa…
- Tránh thức ăn có nhiều chất béo.
- Để ngăn ngừa các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày thực hành kỹ thuật rửa tay tốt, ví dụ rửa tay sạch sẽ và thường xuyên.
- Đồng thời tránh những tình huống mà bạn đang tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ, hoặc chất độc cũng giảm nguy cơ bị đau dạ dày.
- Với những bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau, kháng viêm hãy liên hệ với bác sĩ của mình để tìm một giải pháp an toàn hơn, hạn chế tác dụng phụ.
Lưu ý:
Việc điều trị bệnh đau dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, không thể cùng áp dụng một cách cho các lý kho khác nhau. Do đó, trước khi điều trị, người bệnh sẽ được kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết.
Các biện pháp chữa bệnh tại nhà chỉ giúp làm giảm triệu chứng nhưng thường không giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
Trong 10 năm trở lại đây, con số thống kê về số người bị bệnh đau dạ dày tăng vọt gấp 5 lần so với thời điểm đầu những năm 90. Điều đáng lo ngại hiện nay chính là thái độ thờ ơ của chúng ta đối với căn bệnh này khi không hề nắm rõ nguyên nhân của bệnh đau dạ dày và tìm cách phòng ngừa. Hệ quả dễ nhận thấy là số người tử vong mỗi năm do các biến chứng của bệnh đau dạ dày như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày, thủng dạ dày …tăng vọt, đứng đầu trong danh sách những ca tử vong do bệnh tật.
Kết luận:
Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày có thể do nhiều yếu tố kể trên gây ra, việc tìm hiểu rõ về chúng sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh xảy ra một cách hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, những người có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày cao nên đi tầm soát, thực hiện các xét nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín nhằm bảo vệ sức khỏe mình tốt nhất nhé!
Tìm hiểu thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!