Clarithromycin 500 là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn thuộc nhóm thuốc kháng sinh macrolid. Loại thuốc này thường được kết hợp với các thuốc khác dùng trong điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày hoặc viêm loét dạ dày. Ngoài ra thuốc cũng được bác sĩ chỉ định cho một số trường hợp bị nhiễm khuẩn khác. Dưới đây là những thông tin liên quan đến thuốc Clarithromycin 500 bạn cần phải biết trước khi sử dụng thuốc.
Tổng quan về thuốc Clarithromycin 500
# Clarithromycin 500 giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Hiện nay , giá thuốc Clarithromycin 500 mg được tính theo đơn vị viên là 3500 VNĐ, mỗi hộp chứa 3 vỉ x 10 viên. Đây là giá bán sỉ cho các đại lý cấp 1. Bạn có thể phải chịu mức chi phí cao hơn khi mua loại thuốc này tại các nhà thuốc nhỏ lẻ hay các quầy thuốc của bệnh viện.
# Tác dụng của thuốc Clarithromycin 500
Clarithromycin 500 chứa hoạt chất Clarithromycin có tác dụng ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Thuốc được chỉ định với các mục đích sau:
- Điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, viêm loét dạ dày
- Chữa các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm mũi xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…
- Điều trị nhiễm trùng ngoài da
# Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Clarithromycin 500 bạn cần biết
- Dị ứng thuốc: Đau tức ngực, khó thở, nổi mề đay, tim đập nhanh, ngất xỉu
- Tác động xấu đến đường tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn ói, khó chịu dạ dày, chán ăn
- Tác dụng toàn thân: Sốt, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, vàng da, giảm thính lực…
Những tác dụng phụ trên là phổ biến và thường gặp nhất. Ngoài ra có thể còn rất nhiều tác dụng phụ của thuốc chưa được ghi nhận. Chính vì vậy bệnh nhân được khuyến cáo ngưng dùng thuốc và tới gặp bác sĩ ngay khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào xảy ra.
# Chống chỉ định
Không dùng thuốc Clarithromycin 500 cho các trường hợp sau:
- Người bị dị ứng với thành phần macrolid.
- Người đang dùng thuốc Terfenadin
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý về tim mạch: Rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim
- Người đang bị mất cân bằng chất điện giải.
- Phụ nữ có thai và cho con bú
# Thận trọng khi sử dụng thuốc
Cần cân nhắc kỹ lợi hại khi chỉ định Clarithromycin 500 cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi, người đang bị suy gan, suy thận và người già. Những đối tượng này chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa.
# Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Clarithromycin 500
- Trường hợp bị nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm khuẩn ngoài da: 250 – 500 mg/lần , ngày uống 2 lần.
- Người suy thận nặng có nhiễm khuẩn: 250 mg/lần x 1 lần/ngày hoặc 250 mg/lần x 2 lần/ngày
- Nhiễm Mycobacterium avium nội bào: Uống 500 mg/lần, ngày uống 2 lần
- Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp: Dùng phối hợp với các thuốc khác với liều 500mg x 2 lần/ ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Trẻ em:
- Liều dùng thông thường : 7,5 mg/kg/lần , ngày dùng 2 lần. Liều tối đa là 500 mg/lần x 2 lần/ngày.
- Viêm phổi: 15 mg/kg/lần, cách 12 giờ uống 1 lần.
# Lưu ý đặc biệt quan trọng khi sử dụng thuốc Clarithromycin 500
- Thuốc Clarithromycin 500 chỉ dùng trong trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn, các trường hợp bị nhiễm virut và nấm dùng không có kết quả
- Không dùng thuốc quá liều bác sĩ đã hướng dẫn gây hại cho đường tiêu hóa và gặp các tác dụng phụ nguy hiểm
- Không tự ý ngưng thuốc đột ngột khi bệnh chưa dứt hẳn sẽ gây lờn thuốc và khiến bệnh kéo dài dai dẳng khó điều trị
- Nên uống thuốc sau bữa ăn và tránh uống rượu, ăn đồ ăn cay nóng trong quá trình sử dụng thuốc
- Bổ sung thêm lợi khuẩn hoặc ăn sữa chua trong những ngày dùng thuốc Clarithromycin 500 để tránh hiện tượng mất cân bằng vi sinh đường ruột. Nên dùng các sản phẩm này cách thời điểm dùng thuốc ít nhất 2 tiếng
- Tránh sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt trong quá trình dùng Clarithromycin 500
- Đảm bảo uống 2-3 lít nước mỗi ngày nhằm giúp cơ thể đào thải các chất độc hại do dùng thuốc Clarithromycin 500 tạo ra
- Nếu có hiện tượng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón kéo dài hay bất kì tác dụng phụ nào của Clarithromycin bạn nên ngưng dùng ngay và tới bệnh viện gặp bác sĩ để được đổi loại thuốc khác an toàn hơn.
BẠN CẦN BIẾT
Bài được quan tâm
Thuốc dòng họ Nguyễn Thu chữa vi khuẩn Hp dạ dày tốt không?
Giá như tôi biết đến phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày của dòng họ Nguyễn Thu sớm hơn…
Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?
Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?
Công dụng thuốc Nizatidine trong chữa bệnh viêm loét dạ dày
Cách chấm dứt tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài
Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?
Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?
Bệnh XUẤT HUYẾT DẠ DÀY nguy hiểm chết người
Có thể chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!