Công dụng thuốc Esomeprazole trong chữa trị bệnh dạ dày

Thứ Năm, 01-02-2018

Nhiều bệnh nhân thắc mắc không hiểu sao thuốc Esomeprazole lại được bác sĩ kê trong đơn thuốc điều trị bệnh đau dạ dày của mình trong khi người khác bị trào ngược dạ dày hay viêm loét dạ dày cũng được cho uống loại thuốc này. Vậy công dụng thuốc Esomeprazole trong chữa trị bệnh dạ dày là như thế nào? Thông tin dưới đây sẽ có lời giải đáp cho bạn.

Thuốc Esomeprazole loại 20mg và 40mg
Thuốc Esomeprazole loại 20mg và 40mg

Mô tả về thuốc  Esomeprazole

1. Thành phần chính: Esomeprazole

2. Dạng điều chế: Esomeprazole 20mg và  Esomeprazole 40mg

3. Công dụng thuốc Esomeprazole trong chữa trị bệnh dạ dày

Thuốc Esomeprazole là thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm tiết axit dạ dày. Chính vì vậy loại thuốc này được chỉ định cho các trường hợp đang bị các tổn thương trong dạ dày -tá tràng hay cuống họng do hiện tượng tăng tiết axit gây ra. Chẳng hạn như bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược  dạ dày thực quản…

Đối với các bệnh lý về dạ dày thông qua cơ chế giảm tiết axit ,Esomeprazole sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, khó nuốt, ho dai dẳng kéo dài. Đồng thời thuốc cũng tác động ngăn ngừa các vết loét và làm mau lành các tổn thương trong dạ dày.

3. Đối tượng sử dụng

  • Người mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
  • Bệnh nhân bị đau dạ dày
  • Những người bị viêm thực quản do axit ăn mòn
  • Đối tượng bị viêm loét dạ dày- tá tràng do ăn uống, nhiễm khuẩn hay do dùng thuốc kháng viêm , kháng sinh kéo dài.
  • Người mắc hội chứng Zollinger-Ellison

4. Chống chỉ định

  • Bệnh nhân bị tiêu chảy
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người quá mẫn với thành phần Esomeprazole
  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc bổ sung sắt, thuốc chống nấm
  • Người đang bị sốt

5. Tác dụng phụ của thuốc Esomeprazole

Esomeprazole có thể gây ra những tác dụng phụ tiềm ẩn không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy ngay từ lần đầu tiên sử dụng thuốc người bệnh cần chú ý quan sát cơ thể để kịp thời nhận biết và xử lý. Ngưng uống thuốc ngay và báo cho bác sĩ biết khi bạn gặp một trong các biểu hiện lạ sau:

  • Phản ứng phụ thường gặp nhất: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, phát ban, buồn nôn và nôn ói, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, ăn không tiêu
  • Ít gặp hơn là tình trạng mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, ngứa ngáy, loạn thị
  • Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng cũng cần đề phòng: sốt cao, ra nhiều mồ hôi, phù nề đường hô hấp, sốc phản vệ, trầm cảm, mất tập trung, dễ bị kích động, suy giảm số lượng hồng cầu và tiểu cầu, nhức mỏi xương khớp….

6. Hướng dẫn cách dùng thuốc Esomeprazole

Tùy theo bệnh lý mắc phải bệnh nhân có thể được chỉ định dùng Esomeprazole 20mg hoặc Esomeprazole 40mg với liều dùng được khuyến cáo như sau:

– Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản:

  • Liều tấn công: Căn cứ theo tình trạng bệnh uống 20-40mg mỗi ngày liên tục trong 4-8 tuần ( liều dùng tối đa 1 ngày không quá 40mg).
  • Liều dùng duy trì: Uống liều duy nhất 20mg / ngày

– Điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng:

Esomeprazole thường được sử dụng kết hợp với amoxicillin và clarithromycin với liều lượng 20mg x 2 lần/ ngày trong 7 ngày liên tiếp. Hoặc có thể thay thế bằng Esomeprazol 40mg x 1 lần/ ngày trong 10 ngày liên tiếp.

– Điều trị loét dạ dày tá tràng do tác dụng phụ của thuốc:

Liều lượng cần thiết là 20 mg hoặc 40 mg, mỗi ngày uống 1 lần trong khoảng 6 tháng

–  Trường hợp bệnh nhân có bệnh lý dạ dày kèm theo bệnh suy gan, suy thận nặng: 

Liều dùng tối đa không được vượt quá 20mg/ ngày

** Lưu ý: Những thông tin về thuốc Esomeprazole trong bài viết được cập nhật theo thông tin in trên bao bì, hướng dẫn của nhà sản xuất và chỉ có giá trị tham khảo. Bệnh nhân khi uống thuốc nên dùng theo hướng dẫn trong đơn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...

Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?

Nhiều người đang lo lắng không biết ăn hải sản bị đau bụng nên làm...

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây khó thở?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng nhiều người ở nhiều lứa tuổi...