Hiện tượng bà bầu bị sôi bụng xì hơi có sao không?

Thứ Tư, 28-02-2018

Không ít bà bầu thường xuyên than phiền rằng họ hay bị sôi bụng rất khó chịu và nhiều phen phải ngượng ngùng với người xung quanh do tình trạng xì hơi diễn ra liên tục. Một số lại tỏ ra lo ngại không biết hiện tượng bà bầu bị sôi bụng xì hơi có sao không và có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Bà bầu bị sôi bụng xì hơi có sao không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng sôi bụng xì hơi ở phụ nữ mang thai là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Do vậy bà bầu không nên quá lo lắng, căng thẳng làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý cũng như sức khỏe của mình. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này chị em cần biết để có cách ngăn ngừa và khắc phục triệu chứng khó chịu này hiệu quả:

  • Do thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, hàm lượng nội tiết tố nữ progesterone tăng cao khiến chị em gặp nhiều biến đổi về tâm sinh lý và sức khỏe. Hiện tượng này cũng làm suy yếu hoạt động của nhu động ruột và làm giảm tiết axit ở dạ dày. Chính vì vậy mà thức ăn không được tiêu hóa tốt nên sinh ra nhiều khí khiến cho bà bị sôi bụng xì hơi.

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị sôi bụng xì hơi

  • Sự phát triển ngày càng to của tử cung: Càng về những tháng sau của thai kì thì tử cung phải mở rộng hơn theo sự phát triển của em bé. Chính điều này đã gây sức ép lên đường ruột, dạ dày khiến cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên chậm chạp và sinh ra nhiều khí. Theo lẽ tự nhiên xì hơi chính là cách để cơ thể giải phóng hết lượng khí dư thừa này, tuy nhiên nếu khí tích tụ nhiều trong đường ruột kết hợp với dịch vị và thức ăn sẽ khiến bụng bà bầu phát ra tiếng sôi sùng sục hay ọc ọc.
  • Stress: Việc lo lắng, căng thẳng quá mức trong thời kì mang thai có thể tác động không tốt đến hoạt động của nhu động ruột và sinh ra triệu chứng khó chịu này
  • Hiện tượng phụ nữ mang thai bị sôi bụng xì hơi cũng có thể do ăn quá nhiều khiến cho việc tiêu hóa thức ăn trong dạ dày bị trì trệ.
  • Việc nuốt phải quá nhiều khí do thói quen ăn nhanh, nuốt vội, vừa ăn vừa nói chuyện là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.
  • Một số bà bầu tẩm bổ bằng cách uống quá nhiều sữa hoặc ăn nhiều thức ăn chứa chất đạm khiến cho dạ dày không thích ứng kịp. Điều này gây nên tình trạng sôi bụng xì hơi ở phụ nữ mang thai.

Cách khắc phục chứng sôi bụng xì hơi đơn giản cho bà bầu

Để loại bỏ chứng sôi bụng xì hơi trong quá trình mang thai, bà bầu có thể áp dụng một số giải pháp tự nhiên dưới đây:

  • Ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một không để dạ dày phải quá tải
  • Uống nhiều nước, tốt nhất là nước ấm. Nước sẽ giúp bôi trơn đường ruột, chống táo bón, thúc đẩy thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn nên sẽ giúp ngăn ngừa việc sinh nhiều khí trong ruột.
  • Các thực phẩm sử dụng trong thực đơn hàng ngày không nên chỉ toàn đồ bổ là thịt, cá mà còn phải có rau xanh và hoa quả để bổ sung chất xơ, chống táo bón, thức đẩy hoạt động đường ruột
  • Ăn 1-2 hũ sữa chua mỗi ngày: Sữa chua chứa nhiều axit lactic cùng nhiều loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột có thể giúp bà bầu khắc phục chứng sôi bụng xì hơi hiệu quả.
  • Nhai kỹ trước khi nuốt, không nên ăn quá nhiều vào bữa tối
  • Massage bụng là biện pháp đơn giản có thể giúp khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên mẹ chú ý nên thực hiện thao tác nhẹ nhàng và không nên dùng lực ấn nhầm vào tử cung gây kích thích co bóp và đe dọa xảy thai
  • Giữ cho tâm lý thoải mái, chia sẻ mọi việc cùng người thân để luôn giữ được trạng thái tinh thần tốt nhất
  • Bà bầu bị sôi bụng xì hơi cũng nên thường xuyên đi lại vận động nhẹ nhàng sẽ giúp bụng dạ dễ chịu hơn.

Thông thường việc điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt và vận động có thể giúp chị em phụ nữ mang thai ngăn ngừa và khắc phục được triệu chứng khó chịu này. Trong trường hợp hiện tượng sôi bụng xì hơi kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bà bầu nên chia sẻ điều này với bác sĩ khi khám thai để nhận được những lời khuyên bổ ích.

Một số vấn đề thường gặp bà bầu cần biết:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...

Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?

Nhiều người đang lo lắng không biết ăn hải sản bị đau bụng nên làm...

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có gây khó thở?

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng nhiều người ở nhiều lứa tuổi...