Đau bụng có thể xảy ra ở bất kỳ vùng bụng nào. Bạn có thể bị đau ở một vùng bụng, mặc dù nguyên nhân gây ra đau ở một khu vực khác. Một số bệnh có thể gây đau ở nhiều vùng trên bụng. Dưới đây chuyên mục sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng qua vị trí bị đau để có thể sớm nhận biết chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị nếu trong người đang mắc bệnh.
Cách chuẩn đoán nguyên nhân đau bụng qua vị trí
Đau bụng là biểu hiện có thể gặp phải ở mọi đối tượng ít nhất là một lần trong đời. Bạn có thể bị đau bụng do ăn quá nhiều, ăn các thức ăn không hợp vệ sinh… Thêm vào đó, ổ bụng là nơi chứa rất nhiều cơ quan nội tạng và mỗi vị trí đau đều là biểu hiện cảnh báo của một bệnh lý bất kì ở một bộ phận nào đó trong cơ thể.
1. Đau ở vùng bụng trên rốn
Vùng bụng trên rốn bao gồm các cơ quan như dạ dày, hành tá tràng, hai lá gan, mật, tuyến tụy, lách, vùng thượng vị và bao bọc quanh các cơ quan này là màng bụng. Như vậy khi bạn cảm thấy mình đang có biểu hiện bị đau ở vùng bụng trên rốn tức là một trong số các cơ quan ở trên đang gặp vấn đề.
- Trường hợp trẻ nhỏ bị đau bụng ở vị trí này thường là đau do giun. Bình thường thì giun chỉ gây đau bụng ở khu vực quanh rốn , tuy nhiên nếu chúng chui lên ống mật thì lại khiến trẻ bị đau bụng dữ dội ở vùng bụng trên. Người bị đau bụng do giun thường có cảm giác đau quặn tới mức phải gập người lại mới thấy đỡ đau.
- Ở người lớn, biểu hiện đau bụng trên rốn thường là do các bệnh lý ở gan hay mật gây ra. Một số bệnh lý ở túi mật như viêm ống dẫn mật, sỏi mật, u tác tính đều có thể gây ra các cơn đau ở vùng bụng trên rốn kèm theo tình trạng sốt và vàng da khởi phát sau một bữa ăn nhiều chất đạm và mỡ. Riêng đối với các bệnh lý về gan thì thường gặp nhất là viêm gan áp xe. Căn bệnh này có biểu hiện đau tức vùng trên rốn phía bên phải hoặc đau phía dưới hạ sườn phải.
- Nếu bạn bị đau quặn bụng sau khi vận động hoặc đau sau khi di chuyển bằng xe qua những cung đường bị xóc nhiều thì rất có thể đang bị sỏi thận, niệu quản. Trường hợp này có thể gây đau bụng ở phía trên rốn bên phải, bên trái hoặc có khi là đau cả hai bên.
- Các cơn đau vùng thượng vị lệch sang trái thường gặp trong một số bệnh như sưng lá lách, sốt rét, chấn thương hoặc đau bụng do các bệnh lý về dạ dày ( đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…)
- Trường hợp nguy hiểm nhất, đau vùng bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như thủng dạ dày, ứ ủ thận, thủng túi mật hay thấm mật phúc mạc… Trong đó bệnh lý thủng dạ dày là thường gặp nhất và có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Gặp trường hợp này cần phải được cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
2. Chuẩn đoán nguyên nhân đau bụng qua vị trí đau bụng ngang rốn
Chứng đau bụng ngang rốn xuất hiện có thể là đau bụng do giun, do táo bón, nhiễm ký sinh trùng. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý cần được chữa trị. Cụ thể như sau:
- Trường hợp bị đau bụng ngang rốn phía bên phải: Nguy cơ mắc sỏi thận là rất cao. Bệnh thường gây đau quặn ở vùng ngang rốn hoặc thắt lưng khiến người bệnh rất đau đớn, khó chịu. Ngoài ra cũng không ngoại trừ trường hợp bạn bị đau bụng do nhiễm trùng đường tiểu, táo bón, thoát vị thắt lưng.
- Trong khi đó các cơn đau bụng xuất hiện ngay chính giữa rốn lại là dấu hiệu của bệnh viêm tụy, loét dạ dày, thoát vị rốn, viêm ruột hoặc viêm ruột thừa ở mức độ nhẹ.
- Nếu bạn đang phải chịu những cơn đau bụng âm ỉ ở ngang rốn phía bên trái, hãy dè chừng hơn đối với các bệnh lý phụ khoa ở nữ giới, bệnh sỏi thận, táo bón, rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh lý ở đại tràng như viêm loét đại tràng, bệnh crohn. Trường hợp mắc bệnh đại tràng, biểu hiện đau bụng còn kèm theo tình trạng đi ngoài ra máu, tiêu chảy hoặc táo bón, chướng bụng, đầy hơi…
3. Đau ở vùng bụng dưới
Vùng bụng dưới là nơi chứa ruột thừa, đại tràng, khung xương chậu, đường tiểu, bẹn, tử cung và âm đạo ở nữ giới. Bạn đang bị đau ở khu vực này có thể chuẩn đoán nguyên nhân đau bụng qua vị trí chính xác như sau:
Bệnh đa nang buồng trứng gây đau bụng dưới phía trên trái
- Đau bụng dưới bên trái: bạn có thể đang bị bệnh ở vùng chậu, thoát vị bẹn, viêm túi thừa, u nang buồng trứng hay đa nang buồng trứng phía bên trái hoặc có rối loạn ở đại tràng xuống- nơi đưa phân ra ngoài.
- Đau ở bụng dưới ngay chính giữa: Đau bụng thường là do bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm ruột thừa, bệnh về đại tràng, đau vùng chậu, các bệnh phụ khoa ở phụ nữ ( viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm nhiễm âm đạo… Trường hợp bị viêm ruột thừa thường gây đau bụng dữ dội và phải được xử lý cấp cứu ngày để cắt bỏ phần ruột này đi.
- Đau bụng dưới bên phải: Các cơn đau do viêm đại tràng thường xuất hiện phía bụng dưới bên phải hoặc có khi là cả hai bên. Ngoài ra bệnh viêm ruột thừa cũng gây đau ở vị trí này.
Trên đây là những hướng dẫn về cách chuẩn đoán nguyên nhân đau bụng qua vị trí đau để bạn có thể phần nào xác định được sức khỏe của mình có đang gặp trục trặc gì hay không. Có thể thấy chứng đau bụng do rất nhiều bệnh lý gây ra , một số liên quan trực tiếp đến ổ bụng và một số khác gây ra bởi bệnh ngoài bụng. Đôi khi nguyên nhân gây ra đau bụng không được xác định, và bạn cần đi khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chuẩn đoán bệnh. Nếu có bệnh lý thì nên tích cực điều trị để các cơn đau bụng được giải quyết một cách triệt để và không còn cơ hội quay trở lại làm phiền bạn.
BẠN NÊN THAM KHẢO THÊM
Bài được quan tâm
Thuốc dòng họ Nguyễn Thu chữa vi khuẩn Hp dạ dày tốt không?
Giá như tôi biết đến phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày của dòng họ Nguyễn Thu sớm hơn…
Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?
Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?
Công dụng thuốc Nizatidine trong chữa bệnh viêm loét dạ dày
Cách chấm dứt tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài
Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?
Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?
Bệnh XUẤT HUYẾT DẠ DÀY nguy hiểm chết người
Có thể chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!