Tôi bị trào ngược dạ dày thực quản mấy hôm nay, có mua thuốc về uống nhưng không khỏi. Mấy đồng nghiệp của tôi tại công ty thấy tôi như vậy thì liền bảo tôi mua thuốc Pantoprazole 40mg về dùng sẽ khỏi hoàn toàn sau vài lần uống. Tôi không biết Pantoprazole là loại thuốc gì nên viết thắc mắc cho chuyên mục mong được hồi đáp sớm nhất có thể. Qua đây tôi cũng muốn hỏi là sản phẩm này có giá bao nhiêu tiền, mua ở đâu? Chân thành cảm ơn rất nhiều!
(Trần Thị Nghĩ – 37 tuổi)
GIẢI ĐÁP NHANH:
Pantoprazole 40mg là thuốc gì?
Bạn thân mến, thắc mắc về loại thuốc Pantoprazole không chỉ của riêng bạn mà còn của rất nhiều người đang muốn sử dụng loại thuốc này. Dưới đây là phần tư vấn từ các chuyên gia của chuyên mục benhviemdaday.net:
Pantoprazole 40mg là thuốc ức chế bơm proton thuộc dẫn xuất của benzimidazol dùng cho đường tiêu hóa. Tên biệt dược của thuốc là Coroclesstra; Pantalek; Acrid 40. Thuốc được điều chế thành 3 dạng là bột pha tiêm truyền tĩnh mạch, viên nang tan trong ruột; viên nén. Thành phần chính của thuốc là Pantoprazole hydrochloride.
Thuốc khi đi vào cơ thể sẽ hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, những thay đổi của thuốc sẽ phụ thuộc vào liều lượng sử dụng và độ pH có trong dạ dày. Pantoprazole được gắn mạnh vào protein huyết tương. Từ đó, chuyển hóa tại gan, thực hiện xong quá trình chuyển hóa thì thuốc thải trừ qua thận 80%, thời gian bài thải ra khỏi cơ thể là từ 30 – 90 phút.
Pantoprazole 40mg giá bao nhiêu tiền?
Thuốc Pantoprazole hiện được phân phối rộng rãi trên khắp cả nước. Người dùng có thể tìm mua tại các nhà thuốc Tây với giá 34.000đ/hộp 3 vỉ x 10 viên nang tan trong ruột. Giá cá ở một số địa chỉ có thể tháp hơn hoặc cao hơn nhưng chênh lệch không đáng kể.
Thông tin thêm về thuốc Pantoprazole 40mg
1. Thành phần chính
Mỗi viên nén bao phim tan trong ruột chứa:
- Pantoprazol sodium sesquihydrat tương đương Pantoprazole 40 mg
- Các tá dược vừa đủ 1 viên: Avicel pH 102, Mannitol, Natri Carbonat, Croscarmellose sodium, Magnesi stearat, Aerosil, Eudragit L100, Polyethylen glycol 6000, Talc, Titan dioxyd, Màu Tartrazin lake, Màu Sicovit red.
Thuốc có tác dụng tương đối nhanh và hiệu quả hơn các thuốc khác. Tỉ lệ liền làm lành vết loét có thể đạt 95% sau 8 tuần điều trị. Thuốc ít gây ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin, yếu tố nội dạ dày và sự co bóp dạ dày.
2. Chỉ định dùng thuốc
- Viêm loét dạ dày tá tràng.
- Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD).
- Dự phòng loét dạ dày, tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid.
- Tình trạng tăng tiết acid bệnh lí như hội chứng Zolliger – Ellison
3. Chống chỉ định
- Không nên dùng Pantoprazole cho các trường hợp có tiền sử nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Không dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có bầu và đang cho con bú.
4. Thận trọng
- Khuyến nghị dùng dạng tiêm khi dùng đường uống không thích hợp.
- Khi dạ dày bị viêm loét ác tính hoặc viêm thực quản ác tính.
5. Hướng dẫn dùng thuốc Pantoprazole
– Dùng bằng đường uống
Thuốc được khuyên nên dùng hằng ngày một lần duy nhất vào buổi sáng; có thể dùng trước hoặc sau bữa ăn. Trong trường hợp quên uống thuốc thì không nên uống vào thời gian khác trong ngày mà nên tiếp tục dùng liều bình thường vào sáng ngày hôm sau trong liệu trình. Khi uống Pantoprazole phải nuốt cả viên, không được bẻ, nhai hoặc làm vỡ viên thuốc, uống với 50ml nước để thuốc trôi nhanh xuống ruột. Cụ thể cách dùng thuốc cho từng loại bệnh như sau:
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Uống mỗi ngày một lần 20 – 40mg trong 4 tuần. Nếu bệnh chưa khỏi thì có thể xin bác sĩ tăng tới 8 tuần. Ở những người bị vết loét thực quản không liền sau 8 tuần điều trị, có thể kéo dài đợt điều trị tới 16 tuần.Điều trị duy trì: 20 – 40mg mỗi ngày. Độ an toàn và hiệu quả dùng liều duy trì trên 1 năm chưa được xác định.
- Điều trị loét dạ dày lành tính: uống mỗi ngày một lần 40mg, trong 4 – 8 tuần.
- Điều trị loét tá tràng: uống mỗi ngày một lần 40mg, trong 2 – 4 tuần.
- Để tiệt trừ Helicobacter pylori: cần phối hợp Pantoprazole với 2 kháng sinh trong chế độ điều trị dùng 3 thuốc trong 1 tuần. Thuốc 1: Pantoprazole uống 40mg, ngày 2 lần (vào buổi sáng và buổi tối); Thuốc 2: Clarithromycin 500mg + amoxicilin 1g ngày 2 lần; Thuốc 3 Metronidazol 400mg ngày 2 lần.
- Điều trị dự phòng loét đường tiêu hóa do thuốc chống viêm không steroid: uống ngày một lần 20mg.
- Điều trị tình trạng tăng tiết acid bệnh lí trong hội chứng Zollinger – Ellison: uống mỗi liều 80mg mỗi ngày 1 lần, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng của người bệnh tối đa không quá 3 liều/ngày (người cao tuổi tối đa 40mg/ngày).
– Dùng bằng đường tiêm
- Điều trị loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản: Mỗi ngày tiêm thuốc 1 lần, tốt nhất là sau khi ăn sáng 1h đồng hồ. Tiêm tĩnh mạch chỉ khoảng 2 phút đối với bệnh nhẹ còn với bệnh nặng thì sẽ phải truyền tĩnh mạch.
- Hội chứng Zollinger – Ellison (và các trường hợp tăng tiết acid khác): Bắt đầu tiêm 80mg ở lần 1 (có thể dùng 160mg nếu cần phải kiểm soát acid nhanh), những lần sau đó có thể tăng liều tiêm theo đáp ứng của người bệnh nhưng cũng không được quá 240mg/ngày để đảm bảo an toàn.
6. Tác dụng phụ
Thuốc có nhiều hoạt chất có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân khi sử dụng Pantoprazole. Đó là:
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy nặng, đau bụng.
- Da phồng rộp, bong tróc, phát ban, nổi mề đay, ngứa.
- Có biểu hiện sưng mắt, mặt, môi, miệng, cổ họng hoặc lưỡi.
- Cảm thấy khó thở hoặc khó nuốt, khàn tiếng, nhịp tim bất thường, mệt mỏi quá mức, sốt.
- Có thể đau khớp, co thắt cơ bắp không kiểm soát được một phần cơ thể, co giật. Tăng nguy gãy xương cổ tay, hông hoặc cột sống.
- Gây suy yếu niêm mạc dạ dày và giảm nồng độ vitamin B12 trong máu.
- Pantoprazole 40mg còn có thể gây ra các tác dụng phụ khác.
7. Tương tác thuốc
- Không sử dụng đồng thời Atazanavir hoặc Nelfinavir (thuộc nhóm kháng Retrovirus) với thuốc Pantoprazole vì sẽ giảm đáng kể nồng độ Atazanavir hoặc Nelfinavir trong huyết tương dẫn đến mất hiệu quả của thuốc.
- Không sử dụng chung với các loại thuốc chống đông máu vì sẽ làm gia tăng INR và Prothrombin gây dẫn đến chảy máu bất thường, có thể gây tử vong cho người bệnh.
- Những bệnh ghép tạng dùng thuốc chống thải ghép (MMF) không được dùng Pantoprazole 40mg.
- Pantoprazole có thể làm giảm sự hấp thu của các thuốc được hấp thu vào dạ dày dưới đây: Ketoconazol, Este Ampicillin, Atazanavir, muối sắt, Erlotinib và Mycophenolate Mofetil (MMF).
- Dùng đồng thời Pantoprazole 40mg và Methotrexate (liều cao) có thể gây chuyển hóa thành hydroxymethotrexate.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để sử dụng thuốc Pantoprazole an toàn và hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ của mình trước khi sử dụng. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bài được quan tâm
Thuốc dòng họ Nguyễn Thu chữa vi khuẩn Hp dạ dày tốt không?
Giá như tôi biết đến phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày của dòng họ Nguyễn Thu sớm hơn…
Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?
Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?
Công dụng thuốc Nizatidine trong chữa bệnh viêm loét dạ dày
Cách chấm dứt tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài
Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?
Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?
Bệnh XUẤT HUYẾT DẠ DÀY nguy hiểm chết người
Có thể chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!