Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ rượu bia hàng đầu châu Á. Sử dụng rượu bia với lượng lớn trong thời gian dài kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe. Những vấn đề về sức khỏe thường gặp nhất ở bệnh nhân thường xuyên dùng rượu bia là các bệnh về gan và tiêu hóa. Tuy nhiên còn khá nhiều bệnh nhân chủ quan trước vấn đề này. Bài viết dưới đây nhằm cảnh báo tác hại của rượu, bia tới dạ dày cũng như biện pháp bảo vệ dạ dày của bạn.

Một vài số liệu
Thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO chỉ ra mỗi năm có 4 triệu người tử vong vì các bệnh lý liên quan đến loại thức uống này. Trong mỗi lít bia gồm có:
- Cồn là thành phần khá quan trọng trong bia rượu. Nồng độ cồn tùy vào từng loại rượu bia khác nhau.
- Nước là thành phần quan trọng trong bia rượu. Nước dùng sản xuất bia rượu có độ pH khoảng 6,5, độ đục <= 20 NP.
- Các loại ngũ cốc, lúa gạo, các nguyên liệu lên men tùy từng loại bia, rượu.
- Men dùng để sản xuất bia, rượu.
- Chất làm trong.
- Phụ gia tạo màu.
- Một số hoormon tổng hợp.
- Chất chống đông.
- Các chất bảo quản.
- Chất tạo bọt khí.
- …
Trong danh sách trên, có thể thấy rằng bên cạnh cồn còn có hàng loạt hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Tác hại của cồn đối với cơ thể
Cồn là một trong những chất ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của bạn. Cơ thể chúng ta tương tác với cồn rất khác biệt so với các chất khác có trong thức ăn. Cơ quan đầu tiên ảnh hưởng bởi cồn là gan, sao đó là dạ dày. Do cồn có khả năng thẩm thấu qua hệ tiêu hóa và đi thẳng đến gan.
Ở bất kỳ nồng độ nào, cồn cũng có hại cho sức khỏe của bạn. Cồn khiến cho gan phải tăng cường đào thải, điều này gây ra một loạt tác hại cho sức khỏe. Trong đó nguy cơ tổn thương gan và gây ra các bệnh về gan như xơ gan, ung thư gan rất đáng lưu ý. Bên cạnh đó những tác hại lên hệ thần kinh, tim mạch, nội tiết và dạ dày là những vấn đề chúng ta không thể bỏ qua.
Những tác hại của rượu, bia tới dạ dày bạn cần biết
Sau gan, dạ dày là cơ quan thứ 2 chịu ảnh hưởng bởi cồn và các chất khác có trong bia. Trước khi tác động trực tiếp đến gan, cồn trải qua một quá trình thẩm thấu tại cơ quan tiêu hóa. Do đó, niêm mạc dạ dày là bộ phận chịu tổn thương nặng nề nhất khi tiếp xúc với cồn. Không chỉ làm mất đi lớp dịch nhầy bảo vệ dạ dày, cồn còn kích thích cơ thể tăng tiết axit dạ dày.
Người sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ gặp phải tình trạng:
- Đầy hơi, khó tiêu.
- Đau dạ dày, lâu ngày sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.
- Ợ chua, ợ nóng.
- Thủng dạ dày do tổn thương ổ viêm.
- Ung thư dạ dày do vết loét phát triển nặng.
Những biện pháp bảo vệ dạ dày trước tác hại của rượu bia
Để phòng tránh tác tại của rượu bia, ưu tiên hàng đầu là cai rượu bia hoàn toàn hoặc giảm sử dụng rượu bia xuống mức thấp nhất. Nếu dùng bia rượu, bạn cần lưu ý một số biện pháp giảm tác hại của rượu bia:
- Không dùng các thực phẩm chua khi dùng rượu bia, đặc biệt là: cóc, chanh, xoài,… để tránh tăng axit dạ dày.
- Không dùng ớt, tiêu, hành, mù tạt và các gia vị cay khác vì cũng gây tăng tiết axit dạ dày.
Có thể bạn quan tâm
Trên đây là những tác hại rượu bia đến dạ dày và những cơ quan khác trên cơ thể bạn. Giảm sử dụng rượu bia là biện pháp hàng đầu và hữu hiệu nhất để phòng tránh những tác hại mà bia rượu gây ra. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!