Thông tin về Famotidine – thuốc đối kháng histamin H2

Thứ Sáu, 19-01-2018

Cập nhật thông tin chi tiết và chính xác nhất về thuốc Famotidine. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu  Famotidine là thuốc gì? Công dụng và cách sử dụng ra sao? Dùng loại thuốc này có an toàn không? thì không nên bỏ qua những thông tin dưới đây.

Thông tin về thuốc famotidine

1. Famotidine là thuốc gì?

Famotidine là một trong những loại thuốc nằm trong nhóm đối kháng histamin H2. Khi được hấp thụ thuốc Famotidine sẽ phát huy tác dụng ngăn chặn dạ dày tiết quá nhiều axit. Từ đó phòng ngừa các chứng loét ở dạ dày thực quản, giúp cho tổn thương mau lành và giảm tình trạng ợ chua, đau dạ dày.

Thuốc famotidine

Thuốc famotidine

2. Thuốc Famotidine có những dạng nào?

Loại thuốc này chứa thành phần chính là Famotidine. Chất này được điều chế dưới các dạng dung dịch tiêm vào tĩnh mạch, hỗn dịch uống hoặc thuốc uống dưới dạng viên nén. Cụ thể như sau:

  • Thuốc dạng tiêm :10 mg/ml (2 ml).
  • Hỗn dịch uống : 40 mg/5ml (50 ml).
  • Viên nén dùng qua đường uống: 10 mg, 20 mg, 40 mg.

Cần lưu ý Famotidine là thuốc kê đơn. Tùy theo tình trạng bệnh tình và đối tượng mắc bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cùng với liều lượng phù hợp. Bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

3. Tác dụng chính

  • Điều trị các vấn đề về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản
  • Chữa bệnh viêm loét thực quản
  • Điều trị các bệnh lý liên quan đến  việc tiết quá nhiều axit dạ dày như ợ chua, viêm họng, hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh viêm thực quản ăn mòn…
  • Ngoài ra loại thuốc này còn được kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh xuất huyết đường tiêu hóa trên

4. Đối tượng sử dụng thuốc Famotidine

Thuốc có thể dùng cho mọi lứa tuổi bao gồm cả trẻ sơ sinh và người lớn đang mắc các bệnh lý như:

  • Bệnh nhân bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày – thực quản, trào ngược dạ dày thực quản cấp và mãn tính
  • Người bị ợ chua, viêm họng, Zollinger-Ellison do tăng tiết axit dạ dày
  • Bệnh nhân bị xuất huyết đường tiêu hóa trên

5. Chống chỉ định, thận trọng

  • Người bị dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần Famotidine, phụ nữ có thai và cho con bú không nên sử dụng thuốc.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho các trường hợp đang mắc bệnh thận, bệnh gan, ung thư dạ dày, người mắc bệnh hen suyễn hay các vấn đề khác về đường hô hấp.

6. Tương tác thuốc

  • Không sử dụng Famotidine cùng lúc với các loại thuốc khác có tác dụng tương tự như cimetidine(Tagamet), ranitidine(Zantac), nizatidine(Axid)…
  • Cần thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng các loại TPCN hay một số loại thuốc như Amifampridine, Anagrelide; Aripiprazole; Atazanavir; Bupropion; Buserelin; Clarithromycin; Clozapine; Crizotinib; Dabrafenib… Điều này sẽ giúp bạn tránh hiện tượng tương tác giữa các thuốc làm giảm tác dụng của nhau và gây hại cho sức khỏe.

7. Tác dụng phụ

– Các tác dụng phụ nhiều người gặp nhất: Rối loạn tiêu hóa ( táo bón, tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói), đau đầu, đau mỏi các cơ, mệt mỏi, uể oải, khô miệng.

– Các phản ứng phụ nghiêm trọng :phát ban, khó thở, sưng mặt, sưng họng, đánh trống ngực liên hồi, co giật, bị ảo giác, tay chân tê và mất cảm giác. Trong trường hợp này bạn nên ngưng sử dụng thuốc ngay và tới bệnh viện gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời. Mọi sự chậm trễ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

8. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Famotidine

– Ở người lớn:

+ Trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày, viêm thực quản bào mòn, hội chứng Zollinger-Ellison

  • Đường tiêm: Ban đầu cần tiêm 20mg thuốc sau mỗi 12giờ. Khi bệnh đã ổn định thì duy trì liều 20mg mỗi ngày trước khi đi ngủ.
  • Đường uống: Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 40mg trước khi đi ngủ

+ Trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản:

  • Đường tiêm: Dùng 20mg/ lần sau mỗi 12 giờ ở những lần khởi đầu. Liều duy trì mỗi ngày 1 lần, mỗi lần tiêm 20mg
  • Đường uống: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20mg liên tục trong 6 tuần

+ Trường hợp bị tăng tiết dịch vị: 

  • Đường tiêm: 20mg/ lần
  • Đường uống: 20mg/ lần, cách 6 giờ uống lại

+ Trường hợp mắc chứng khó tiêu: 

Mỗi ngày uống 10mg, có thể uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần theo chỉ định của bác sĩ

+ Trường hợp bị xuất huyết đường tiêu hóa trên: 

Dùng theo đường tiêm tĩnh mạch liều 20mg/ lần

– Ở trẻ em :

+ Trẻ bị viêm loét dạ dày thực quản từ  1- 16 tuổi

Uống 0,5mg/kg/ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Liều dùng tối đa không quá 40mg/ ngày

+ Trẻ bị tăng tiết dịch vị 1- 16 tuổi:

Uống 20mg sau mỗi 6 giờ

+ Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản:

  • Trẻ sơ sinh 1 – 12 tháng:  đường uống 0,5 mg/kg/liều, mỗi ngày uống lần trong 8 tuần. Đường tiêm 0,25-0,5 mg/kg/liều một lần mỗi ngày
  • Trẻ 1-16 tuổi: Uống 0,5 mg/kg/liều, mỗi ngày dùng 2 lần. Đường tiêm  0,25 mg/kg/liều sau mỗi 12 giờ

+ Trẻ mắc chứng khó tiêu, ợ nóng, ợ chua lớn hơn 12 tuổi: 

Uống 10-20 mg trước bữa ăn 15-60 phút. Mỗi ngày uống không quá 2 viên.

!!Lưu ý: Những thông tin về thuốc Famotidine ở trên chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế được cho lời khuyên và chỉ định của bác sĩ. Khi có bệnh bạn nên tới bệnh viện khám để được bác sĩ chỉ định liều dùng thuốc thích hợp.

BẠN NÊN THAM KHẢO THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Nói đến bệnh viêm dạ dày nhiều người nghĩ ngay đến vi khuẩn Hp là...

Các loại thuốc chữa đau dạ dày dạng bột

Hiện nay bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến, cứ 10 người...

Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?

Thảo dược Mộc Hoa là thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh dạ dày...

Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?

Nhiều người đang lo lắng không biết ăn hải sản bị đau bụng nên làm...