Thuốc Omeprazole hiện đang được các bác sĩ chỉ định rất rộng rãi trong điều trị các bệnh lý về dạ dày và thực quản. Bạn cũng có thể mua được loại thuốc này dễ dàng tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, để biết được loại thuốc này có phù hợp với trường hợp bệnh của mình hay không, cách sử dụng thuốc ra sao cho có hiệu quả và mua được thuốc Omeprazole với giá phải chăng bạn không nên bỏ qua những thông tin dưới đây.
Thông tin về thuốc Omeprazole
1. Công dụng và chỉ định
Omeprazole là thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm axit dạ dày. Từ đó làm giảm chứng ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, ho dai dẳng kéo dài và hỗ trợ điều trị các căn bệnh sau:
- Bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng, viêm loét thực quản
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Đau dạ dày
- Người bị ợ nóng thường xuyên
Thuốc Omeprazol 20mg
2. Chống chỉ định
- Người đang bị tiêu chảy
- Trường hợp đang dùng các loại thuốc như: Atazanavir, Bendamustine; Bosutinib; Citalopram; Clopidogrel; Clorazepate; Clozapine; Dabrafenib… Những thuốc này có thể tương tác với thuốc Omeprazole gây ra nhiều phản ứng phụ có hại cho sức khỏe.
- Người có nồng độ magie trong máu thấp không nên sử dụng
- Các trường hợp bị loãng xương
- Người đang bị động kinh, suy gan, suy thận
- Phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi, trẻ em không nên tự ý mua thuốc về nhà uống khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
3. Tác dụng phụ của thuốc Omeprazole
Loại thuốc này có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ như sau:
- Dị ứng: Khó thở, da bị nổi mẩn ngứa, mặt môi và đường hô hấp bị sưng
- Tiêu chảy, một số trường hợp bị đi ngoài ra máu
- Nồng độ magie trong máu bị hạ : Trường hợp này sẽ có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đánh trống ngực, mệt mỏi, các cơ bị yếu và co giật…
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao
- Đau đầu
- Chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn ói
Ngưng sử dụng thuốc ngay và tới bệnh viện gặp bác sĩ điều trị khi bạn gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn trên trong quá trình sử dụng thuốc.
4. Liều lượng sử dụng
Thuốc Omeprazole được sử dụng với liều lượng khác nhau tùy theo từng đối tượng bệnh nhân cũng như căn bệnh mà họ mắc phải. Chi tiết như sau:
– Trường hợp trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 0,7 mg/kg/liều hoặc có thể dùng liều cao hơn theo khuyến cáo của bác sĩ nếu bệnh nặng.
– Trẻ nhỏ từ 1 tuổi và đối tượng thanh thiếu niên dưới 16 tuổi mắc các chứng viêm loét thực quản: Liều dùng sẽ được tính theo số kg của trẻ như sau:
- 5- 10kg: Mỗi lần 5mg x 1 lần 1 ngày
- 10-20 kg: Mỗi lần 10mg x 1 lần/ ngày
- Trên 20kg: Mỗi lần 20 mg x 1 lần/ ngày
– Trường hợp trẻ bị viêm loét tá tràng do nhiễm vi khuẩn Hp: Thuốc Omeprazole được dùng phối hợp với thuốc kháng sinh với liều lượng:
- 15-30 kg: Mỗi lần 10mg x 2 lần/ ngày
- Từ 30kg trở lên: Mỗi lần 20mg x 2 lần/ ngày
5. Các dạng điều chế của thuốc Omeprazole
Omeprazole được điều chế dưới dạng hỗn dịch tiêm vào tĩnh mạch hoặc thuốc uống với các hàm lượng sau:
- Viên uống: 5 mg, 10 mg, 20 mg, 40 mg
- Dung dịch tiêm: 25 mg, 2,5 mg, 10 mg
6. Giá thuốc Omeprazole
Theo thông tin từ độc giả haianh***@gmail.com cung cấp cho chuyên mục thì hiện nay giá thuốc Omeprazole 20mg là 15.000 VNĐ/ hộp chứa 14 viên. Nếu quý vị có bất kì thông tin về giá cả của các dạng điều chế khác vui lòng cung cấp để chuyên mục cập nhật cho mọi người được biết.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Omeprazole:
- Do có nhiều tác dụng phụ bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ khi có ý định dùng loại thuốc này để trị bệnh.
- Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có biểu hiện bị ẩm mốc.
- Bảo quản thuốc Omeprazole ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa tầm tay với của trẻ em.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Bài được quan tâm
Thuốc dòng họ Nguyễn Thu chữa vi khuẩn Hp dạ dày tốt không?
Giá như tôi biết đến phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày của dòng họ Nguyễn Thu sớm hơn…
Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?
Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?
Công dụng thuốc Nizatidine trong chữa bệnh viêm loét dạ dày
Cách chấm dứt tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài
Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?
Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?
Bệnh XUẤT HUYẾT DẠ DÀY nguy hiểm chết người
Có thể chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!