Xin chào bác sĩ. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi, thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không? Năm nay tôi 25 tuổi, hiện tôi đã có thai được 3 tuần tuổi. Khoảng tuần trước tôi có dấu hiệu đau bụng sau khi ăn. Tôi có đến khám thì bác sĩ thông báo bị đau dạ dày nhẹ và hẹn tái khám để theo dõi thêm mà không kê toa thuốc. Nhà tôi bảo bị đau dạ dày không nên dùng thuốc đau dạ dày vì sẽ ảnh hưởng đến em bé. Điều này có đúng không? Nếu không dùng thuốc đau dạ dày trong thai kỳ thì tôi nên làm gì để chữa trị? Xin cảm ơn bác sĩ.
(Phương Dung, Hà Nội)

Giải đáp
Chào bạn gái. Xin cảm ơn bạn đã chia sẻ tình trạng của mình cho chúng tôi. Có một số thông tin về ảnh hưởng của thuốc đau dạ dày tới thai nhi mà bạn cần lưu ý dưới đây.
Sử dụng thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Thuốc đau dạ dày hay bất cứ loại thuốc nào sử dụng trong thai kỳ đều cần chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên dùng bất cứ loại thuốc nào ngoài chỉ định bao gồm thuốc tiêm, uống, thuốc thoa ngoài. Dùng thuốc không đúng chỉ định trong thai kỳ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và đặc biệt nguy hiểm khi có thể gây sảy thai, hay tạo ra dị tật ở bé.
Những chất trong thuốc ảnh hưởng đến mẹ và bé
Đối với bà mẹ đang trong thai kỳ cần đặc biệt lưu ý các loại thuốc chứa các thành phần: Lansopazol, Famitidin, Bismuth salicylat, cimetidin.
Đây là những chất có hại cho sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Bạn cần đặc biệt lưu ý đến các thành phần này. Luôn nhớ đọc kỹ các thành phần thuốc và trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc đau dạ dày nào.
Có nên dùng thuốc đau dạ dày khi mang thai?
Nếu tình trạng bệnh dạ dày nhẹ và mới chớm, bác sĩ thường sẽ không chỉ định dùng bất cứ loại thuốc đau dạ dày nào. Việc điều trị đau dạ dày sẽ được hoãn đến sau khi sinh.
Trong trường hợp bệnh nặng, bắt buộc phải dùng thuốc thì cần được xem xét kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa, để có thể tránh các biến chứng không tốt cho mẹ và bé.
Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai phải làm sao?
Nếu bạn có thai nhưng không biết và lỡ uống thuốc, hãy đem đơn thuốc của mình tới gặp bác sĩ chuyên khoa (có chuyên môn, uy tín) để xin tư vấn. Y học bây giờ đã có nhiều tiến bộ, có thể kiểm tra kỹ lưỡng và tìm xem có ảnh hưởng gì của thuốc tới trẻ hay không. Thực hiện kiểm tra độ mờ da gáy ở 3 tháng đầu, thai nhi từ tuần 13-20 có thể xét nghiệm xem có dị tật gì hay không. Sau khi kiểm tra, theo dõi hết tất cả mọi thứ, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất.
Nên làm gì khi không uống thuốc đau dạ dày?
Kiểm soát tình trạng đau dạ dày là điều mà bạn nên làm khi đang trong thai kỳ. Bạn có thể dùng một số thực phẩm làm giảm axit dạ dày cũng như một số biện pháp ngăn ngừa cơn đau dạ dày:
- Bổ sung nhiều rau xanh.
- Uống đủ nước.
- Không ăn các thực phẩm chua, cay.
- Tránh khói thuốc lá và các chất hóa học khác.
- Bổ sung gừng, sữa, táo,… vào thực đơn hàng ngày. Đây là những thực phẩm giúp giảm lượng axit dạ dày.
Qua đó, chúng ta có thể thấy được thuốc đau dạ dày ảnh hưởng tới thai nhi là có, do đó, bạn không được chủ quan, sử dụng thuốc bừa bãi. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.
Xem thêm:
Bài được quan tâm
Thuốc dòng họ Nguyễn Thu chữa vi khuẩn Hp dạ dày tốt không?
Giá như tôi biết đến phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày của dòng họ Nguyễn Thu sớm hơn…
Ăn hải sản bị đau bụng (tôm, cua biển) phải làm sao?
Khi trẻ bị đau bụng đi ngoài nên và không nên ăn gì?
Công dụng thuốc Nizatidine trong chữa bệnh viêm loét dạ dày
Cách chấm dứt tình trạng ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài
Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em và người lớn có gì khác nhau?
Thảo dược Mộc Hoa trị bệnh dạ dày có hiệu quả không?
Bệnh XUẤT HUYẾT DẠ DÀY nguy hiểm chết người
Có thể chữa khỏi bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!